Từ tháng 01/2022, 7 chính sách mới có hiệu lực: Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

H.A - Ngày 01/01/2022 06:50 AM (GMT+7)

Ngay từ những ngày đầu tiên của năm mới, nhiều chính sách bắt đầu có hiệu lực người dân cần biết.

Từ tháng 01/2022, 7 chính sách mới có hiệu lực: Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội - 1

Chính phủ ban hành Nghị định 108/2021/NĐ-CP ngày 07/12/2021 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng.

Theo đó, kể từ ngày 01/01/2022, tăng thêm 7,4% trên mức lương hưu của tháng 12/2021 cho các nhóm đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 108/2021/NĐ-CP, đơn cử như sau:

- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; Quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.

Từ tháng 01/2022, 7 chính sách mới có hiệu lực: Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội - 2

- Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019,…

- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000, Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010,...

Nghị định 108/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20-1-2022.

Từ tháng 01/2022, 7 chính sách mới có hiệu lực: Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội - 3

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không dân dụng.

Theo đó, Nghị định 123 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 100/2019 ngày 31/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Cụ thể, Nghị định bổ sung khoản 7a vào sau khoản 7 Điều 23 xử phạt người điều khiển ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự ô tô chở khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau: Phạt tiền từ 10-12 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đón, trả khách trên đường cao tốc (quy định cũ là từ 5 - 7 triệu đồng).

Bổ sung khoản 8a vào sau khoản 8 Điều 24 xử phạt người điều khiển ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ. Cụ thể, phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi nhận, trả hàng trên đường cao tốc (quy định cũ là từ 5 - 7 triệu đồng).

Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng (quy định cũ 800.000 - 1.200.000 đồng) đối với người điều khiển mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không có GPLX hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa; có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp), nhưng không mang theo GPLX quốc gia; sử dụng GPLX không hợp lệ (GPLX có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý GPLX).

Nghị định mới cũng quy định phạt tiền từ 2-4 triệu đồng (quy định cũ 1,2-3 triệu đồng) đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự ô tô.

Từ tháng 01/2022, 7 chính sách mới có hiệu lực: Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội - 4

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 với 16 chương, 171 điều với các điểm mới quan trọng như mở rộng phạm vi điều chỉnh, cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường; kiểm soát chặt chẽ dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao.

Một trong những nội dung đáng chú ý nhất của luật này là quy định chặt chẽ về nghĩa vụ phân loại rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình, cá nhân. Cụ thể, hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác sẽ bị từ chối thu gom, vận chuyển, thậm chí còn bị thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra và xử lý theo quy định. Theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP năm 2016 của Chính phủ, không phân loại rác có thể sẽ bị phạt từ 15-20 triệu đồng. Ngoài ra, luật mới cũng quy định giá của dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sẽ được tính dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại, tức là kể từ ngày 1-1-2022, gia đình, cá nhân nào càng xả nhiều rác thì càng phải trả nhiều tiền.

Theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với cá nhân sẽ là 75 triệu đồng. Trong khi đó, theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với cá nhân là 40 triệu đồng.

Ngoài ra, luật cũng sửa đổi quy định về số tiền được hoãn thi hành áp dụng cho cá nhân theo xu hướng giảm số tiền được hoãn phạt từ 3 triệu đồng trở lên còn 2 triệu đồng trở lên đối với những cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo.

Từ tháng 01/2022, 7 chính sách mới có hiệu lực: Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội - 5

Đây là điểm mới trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, sẽ có hiệu lực từ 1/1/2022. Luật này quy định chặt chẽ hơn về nghĩa vụ phân loại rác thải sinh hoạt của mỗi gia đình, cá nhân.

Cụ thể, hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác sẽ bị từ chối thu gom, vận chuyển, thậm chí còn bị thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra và xử lý theo quy định. Hiện nay, theo Nghị định 155 năm 2016, không phân loại rác có thể sẽ bị phạt từ 15 đến 20 triệu đồng.

Ngoài ra, Luật mới cũng quy định giá của dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sẽ được tính dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại. Kể từ ngày 1/1/2022, gia đình, cá nhân nào xả nhiều rác thì phải trả nhiều tiền.

Trước khi có luật mới này, phí thu gom rác thải được tính theo cơ chế cào bằng, người xả nhiều hay xả ít cùng đều đóng phí như nhau. Điều này được cho là không công bằng và không tạo động lực để người dân hạn chế xả rác, góp phần bảo vệ môi trường.

Từ tháng 01/2022, 7 chính sách mới có hiệu lực: Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội - 6

Bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm mới 2022, ôtô không có camera giám sát sẽ bị xử phạt theo quy định trong Nghị quyết 66 của Chính phủ.

Từ tháng 01/2022, 7 chính sách mới có hiệu lực: Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội - 7

Quy định xử phạt này lẽ ra được áp dụng từ ngày 1/7/2021 theo Nghị định 100. Sau đó, Chính phủ tiếp tục ra Nghị quyết 66 tạm ngưng việc xử phạt nêu trên hết ngày 31/12/2021.

Tức là, từ ngày 1/1/2022, ôtô kinh doanh vận tải gồm: taxi, xe khách, xe buýt, xe hợp đồng… bắt buộc phải lắp camera giám sát, nếu không sẽ bị xử phạt 1-2 triệu đồng.

Từ tháng 01/2022, 7 chính sách mới có hiệu lực: Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội - 8

Có hiệu lực từ 2/1/2022, Nghị định 95 sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng, dầu.

Nghị định 95 quy định giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh vào các ngày mùng 1, 11 và ngày 21 hàng tháng, tức là 10 ngày một lần. Nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì được lùi sang ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ; nếu trùng vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán thì được lùi sang kỳ điều chỉnh tiếp theo.

Từ tháng 01/2022, 7 chính sách mới có hiệu lực: Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội - 9

Trước đây, Nghị định 83 quy định khoảng cách giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 15 ngày đối với trường hợp tăng giá, tối đa là 15 ngày đối với trường hợp giảm giá.

Việc rút ngắn khoảng cách giữa hai lần điều chỉnh giá, xăng của Nghị định 95 nhằm tránh tình trạng tăng giá sốc, giảm giá chậm như hiện nay.

Từ tháng 01/2022, 7 chính sách mới có hiệu lực: Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội - 10

Theo Nghị định 07/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, từ năm 2022, hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2 triệu đồng trở xuống ở thành thị và từ 1,5 triệu đồng trở xuống ở nông thôn; thiếu hụt ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên được coi là hộ nghèo. 

Trước đây, ở thành thị, hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; hoặc trên 900.000 đồng - 1,3 triệu đồng và thiếu hụt từ ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên thì được coi là hộ nghèo.

 Còn ở nông thôn, hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; hoặc trên 700.000 đồng đến 1 triệu đồng và thiếu hụt từ ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

COVID-19: Bất ngờ phát hiện 25 bé tiểu học cùng trường dương tính, khẩn trương cách ly tại lớp học
Tỉnh Bắc Giang phát hiện 26 học sinh tại trường tiểu học Ngô Sĩ Liên (thành phố Bắc Giang) dương tính với SARS – CoV – 2. Hiện cơ quan chức năng đã...

Dịch COVID-19

H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h