Từ tháng 2/2021, 5 chính sách mới có hiệu lực: Đi làm ngày "đèn đỏ" được nhận thêm tiền

HÀ ANH - Ngày 01/02/2021 09:30 AM (GMT+7)

Chị em đi làm ngày "đèn đỏ" sẽ được nhận thêm tiền lương, không tăng lương tối thiểu vùng so với năm 2020; dừng phát hành thẻ từ ATM... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2021.

Chị em đi làm ngày "đèn đỏ" sẽ được nhận thêm tiền lương

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung về điều kiện lao động và quan hệ lao động theo các điều, khoản của Bộ luật Lao động 2019. Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/2/2021, trong đó có quy định về việc nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ.

Cụ thể như sau:

- Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

- Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động.

Từ tháng 2/2021, 5 chính sách mới có hiệu lực: Đi làm ngày amp;#34;đèn đỏamp;#34; được nhận thêm tiền - 1

Lao động nữ trong ngày đèn đỏ được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương (Ảnh minh họa)

- Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;

- Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

Không tăng lương tối thiểu vùng so với năm 2020

Nghị định 145/2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/2/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Theo điểm a khoản 1 Điều 96 Nghị định 145/2020 về chế độ của hòa giải viên lao động có nhắc đến quy định từ ngày 1/1/2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019 ngày 15/11/2019 của Chính phủ.

Như vậy, năm 2021 giữ nguyên mức lương tối thiểu vùng như năm 2020, tương đương:

Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Dừng phát hành thẻ từ ATM, thay bằng thẻ chip

Thông tư 22/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực từ 16/2/2021 sẽ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016 ngày 30/6/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.

Từ tháng 2/2021, 5 chính sách mới có hiệu lực: Đi làm ngày amp;#34;đèn đỏamp;#34; được nhận thêm tiền - 2

Thẻ chip sẽ thay thế thẻ ATM

Theo đó, từ 31/3/2021, các Tổ chức phát hành thẻ thực hiện phát hành thẻ có BIN (Bank Identification Number - số nhận dạng ngân hàng) do Ngân hàng Nhà nước cấp phải tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

Ngoài ra, lùi thời hạn yêu cầu 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của Tổ chức thanh toán thẻ phải tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa đến ngày 31/12/2021 thay vì ngày 31/12/2020 như quy định cũ.

Như vậy, từ 31/3/2021, các ngân hàng dừng phát hành thẻ từ ATM, thay vào đó sẽ phát hành thẻ chip.

Những trường hợp nghỉ việc phải báo trước ít nhất 120 ngày

Ngày 14/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/2/2021.

Theo đó, quy định khi người lao động làm ngành, nghề, công việc đặc thù sau đây đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên:

- Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay.

Từ tháng 2/2021, 5 chính sách mới có hiệu lực: Đi làm ngày amp;#34;đèn đỏamp;#34; được nhận thêm tiền - 3

Một số trường hợp người lao đọng nghỉ việc phải báo trước 120 ngày (Ảnh minh họa)

- Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

- Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;

- Trường hợp khác do pháp luật quy định.

Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc dưới 30 ngày không cần giấy phép

Đây là một trong những nội dung tại Nghị định 152/2020 của Chính phủ quy định về người lao động (NLĐ) nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Căn cứ Điều 7 Nghị định này, người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động gồm:

NLĐ nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

NLĐ nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại ví trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 3 lần trong 01 năm…

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2021.

Từ tháng 2/2021, 3 chính sách mới về tiền lương sẽ được áp dụng?
Tiền lương luôn là vấn đề được quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, từ tháng 2/2021, nhiều chính sách mới về tiền lương sẽ chính...
HÀ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h