Vị hoàng đế chung tình nhất lịch sử, chỉ độc sủng duy nhất một người tới cuối đời

Ngày 15/09/2021 17:30 PM (GMT+7)

Ngoài việc sủng ái, yêu thương duy nhất một mình Trương Hoàng hậu, vua Minh Hiếu Tông còn đối xử ân cần và dành nhiều đãi ngộ đặc biệt đến gia đình hoàng hậu.

Minh Hiếu Tông (1470 – 1505), tên thật là Chu Hựu Đường, là vị hoàng đế thứ 10 của nhà Minh, với nhiều công lao to lớn cải cách kinh tế – chính trị, trừ bỏ bè lũ quan lại bất tài và hoạn quan lộng quyền thời trước, khiến cho triều chính hưng thịnh, lòng người hòa hợp.

Không chỉ là vị vua sáng suốt, tài giỏi, Minh Hiếu Tông hoàng đế còn nổi tiếng là phu quân chung thủy bậc nhất trong các triều đại nhà Minh.

Dù là cửu ngũ chí tôn nhưng Minh Hiếu Tông chỉ có duy nhất một người vợ là Hiếu Thành Kính hoàng hậu Trương thị. Hai người sống bên nhau, ân ái hạnh phúc như một cặp vợ chồng bình thường. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vào thời kỳ ấy, việc hoàng đế quá mức yêu sủng một tần phi sẽ bị triều đình đàm tiếu nhưng Minh Hiếu Tông lại có thể gạt bỏ những nghi kỵ, định kiến truyền thống để dành tất cả mọi tình cảm cho Trương Hoàng hậu. Trong các bản ghi chép về hoàng đế Minh triều đều không thiếu các giai thoại sủng ái của Minh Hiếu Tông dành cho vị hoàng hậu duy nhất của mình.

Trong triều đại nhà Minh, hoàng đế và hoàng hậu không thể ở cùng một nơi, thậm chí không được ngủ cùng nhau suốt đêm nhưng riêng với Trương Hoàng hậu, Minh Hiếu Tông lại đi ngược lại với truyền thống, quy định.

Có lần hoàng hậu chẳng may bị sưng miệng, vị hoàng đế uy vũ trước triều đình này lại sẵn sàng truyền nước, bón thuốc cho bà, thậm chí còn không dám ho vì sợ làm phiền hoàng hậu nghỉ ngơi. Chỉ bao nhiêu nhiêu đó thôi, cũng đủ thấy đây là một chuyện hiếm có đến thế nào ở thời phong kiến đặt nặng chuyện trọng nam khinh nữ.

Ngoài việc sủng ái, yêu thương Trương Hoàng hậu, vị hoàng đế này còn đối xử ân cần và dành nhiều đãi ngộ đặc biệt đến gia đình hoàng hậu.

Sau khi lập hậu được bốn năm, Minh hiếu tông đã phong bá cho phụ thân của Trương Hoàng hậu, khi qua đời còn được truy phong là Xương Quốc Công, được ban cho ngàn mẫu đất tốt, thậm chí còn được hoàng đế ngự bút trên bia mộ. Hai em trai của người con gái được ông nhất mực sủng ái cũng được phong hầu tước. Gia đình ngoại của Trương Hoàng hậu là dượng, cháu trai, biểu đệ, nghĩa đệ đều có được chức vị cao trong triều đình.

Tuy rằng dã sử có nhắc đến chuyện Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường từng có 2 vị tiểu thiếp thời còn làm Thái tử nhưng chính sử ghi chép thì không có, trong hoàng lăng của Minh Hiếu Tông cũng chỉ có Trương hoàng hậu được táng cùng.

Nguyên nhân phía sau

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo sử chép, Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường có mẫu thân là Kỷ thị, là một nô lệ bị bắt làm tù binh, sau đó được đưa vào cung làm cung nữ hầu hạ hoàng tộc. Nào ngờ, một ngày nọ trời cao đưa đẩy, Kỷ thị được hoàng đế Minh Hiến Tông Chu Kiến Tuấn chọn trúng để lâm hạnh. Chỉ được sủng hạnh một lần nhưng Kỷ thị đã có thai.

Lúc đó Vạn Quý phi là người có quyền lực lớn nhất hậu cung, vì sinh non mà nàng mất đi khả năng mang thai. Mất con, Vạn Quý phi trở nên điên cuồng và liên tục lập ra âm mưu để có thể khiến cho không phi tần nào mang thai hay sinh ra Hoàng tử được. Nếu phi tần nào mang thai, Vạn Quý phi sẽ tìm cách ép phá thai hoặc lấy mạng người đó bằng thủ đoạn vô cùng thâm độc. Thậm chí, những Hoàng tử được sinh ra cũng bị đầu độc đến chết sạch, chẳng còn một ai.

Khi chuyện Kỷ thị mang thai truyền đến tai Vạn Quý phi. Lúc đó, Kỷ thị vì quá sợ hãi mà bảo rằng bụng mình lớn lên do khối u chứ không phải mang thai. Vạn Quý phi không tin, tống Kỷ thị vào lãnh cung và chờ đời.

 Trốn tránh mấy tháng, Kỷ thị cũng sinh hạ được con trai Chu Hựu Đường. Sự việc lộ ra, Vạn Quý phi vô cùng tức giận, sai thái giám Trương Mẫn dìm chết bé trai mới ra đời. Thế nhưng, thái giám Trương Mẫn vô cùng trung thành với hoàng đế, bởi vậy ông đã quyết định đem đứa bé này giấu đi, giao cho phế hậu Ngô thị nuôi nấng.

Mãi đến một ngày, Minh Hiến Tông đau đớn, khổ sở vì không con con nối dõi, thái giám Trương Mẫn mới dám nói ra sự tồn tại của Chu Hựu Đường.

Biết được chuyện này, Minh Hiến Tông vô cùng mừng rỡ, sai người đón Chu Hựu Đường về phong làm thái tử, mẫu thân của cậu là Kỷ thị cũng được phong làm Thục phi.

Quỷ quái thay, sau khi được phong làm Thục phi không bao lâu, Kỷ thị chết bất đắc kỳ tử, thái giám Trương Mẫn cũng bị ép tự sát. Để bảo vệ long mạch duy nhất, Chu Thái hậu đã đem Chu Hựu Đường đến bên người chăm sóc.

Từ đó, chuyện cung đấu đã khiến Chu Hựu Đường cực kỳ ám ảnh, khi còn nhỏ đã suýt chết, giữ được tính mạng thì trốn đông trốn tây, ngay cả cơm cũng ăn không đủ no. Có thể nói, Chu Hựu Đường đối với chuyện phi tần đấu đá cực kỳ chán ghét.

Cũng bởi vì tuổi thơ sống trong bầu không khú u ám và đáng sợ như vậy nên Minh Hiếu Tông quyết định không lập nhiều thê thiếp. Ông muốn con cái không phải chịu cảnh sống khổ sở, lo lắng, thậm chí bị giết hại không có lý do như thế.

Cũng bởi vì điều này mà Minh Hiếu Tông và Trương Hoàng hậu một đời ân ái, sống hạnh phúc bên nhau. Giữa họ không có người thứ ba chen chân được vào và trở thành cuộc hôn nhân kiểu mẫu ai ai cũng ao ước.

Hoàng hậu ngoại tình, đưa tình nhân lên làm thừa tướng, bất ngờ phản ứng của Hán Cao Tổ
Là người vợ từ thuở hàn vi của Hán Cao Tổ Lưu Bang nhưng lại bị chồng lạnh nhạt, ruồng bỏ vì già nua, kém sắc, Lã hậu ôm hận rồi ngã vào vòng tay...

Thâm cung bí sử

Theo Mộc Miên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử