Theo các chuyên gia, nếu tay bị dính chất độc khi đập kiến, việc dùng tay chà xát, sờ vào mắt có thể làm bỏng mắt và làm sưng húp cả hai mắt, còn nếu dính ở vùng bẹn có thể nổi hạch bẹn sưng đau khó đi lại.
Trước tình trạng kiến ba khoang xuất hiện và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân ở nhiều địa phương, Bộ Y tế đã có khuyến cáo giúp phòng tránh những tác hại từ loài côn trùng này.
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), ở Việt Nam, trong những năm gần đây kiến ba khoang thường xuất hiện ở các khu dân cư: Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh… nơi gần với cánh đồng lúa. Loài này thường xuất hiện vào mùa thu, thời gian vào dịp thu hoạch vụ mùa lúa, với mật độ nhiều hơn so với các tháng trong năm. Đặc biệt từ tháng 9 đến 10/2015 nhiều vụ kiến ba khoang xâm nhập nơi ở của người dân.
Điển hình như năm 2011, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, kiến ba khoang đã xâm nhập gây hoang mang cho bệnh nhân và cán bộ bệnh viện, qua nhiều lần xử lý của các cá nhân đơn vị kinh doanh dịch vụ diệt côn trùng nhưng không đạt kết quả, sau đó Viện Sốt rét ký sinh trùng, côn trùng TP. HCM xử lý mới có kết quả.
Kiến ba khoang không cắn và đốt người, nhưng do trong dịch cơ thể của chúng có chứa pederin - một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da.
Hay gần đây nhất là ngày 9/10/2015, các hộ dân ngụ ở tòa chung cư N03, khu tái định cư Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, Hà Nội phản ánh tình trạng kiến ba khoang vào nhà thường xuyên có hộ dân mỗi tối bắt và diệt từ 10 - 20 con kiến…
Theo các chuyên gia, loài côn trùng này không đốt hay cắn nhưng do trong dịch cơ thể của chúng có chứa pederin - một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da. Khi da người tiếp xúc vào chất tiết của chúng qua những vật dụng nào đó hoặc vô ý đập làm cho chúng chết trên da thì chất độc theo dịch cơ thể chúng tiết ra ngoài, dính vào da người, gây bệnh ngay tại vùng da đó... Khi dính vào da tay, nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình sẽ làm chất độc dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan toả.
Biểu hiện viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang thường xuất hiện ở những vùng da hở như: cổ, mặt, lưng, tay, chân,... Kiến có thể gây viêm da từ mức độ nhẹ đến nặng, tùy theo độc chất xâm nhập qua da. Ban đầu người bệnh thấy hơi ngứa rát, căng da, biểu hiện đỏ một vùng da, sau 6 - 12 giờ, đỏ cộm thành vệt, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều 1 - 5mm, 1 đến 3 ngày sau thành phỏng nước, phỏng mủ.
Những hình ảnh tổn thương do kiến ba khoang gây nên.
Ngoài biểu hiện viêm da, nạn nhân có thể kèm theo sốt, khó chịu, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương. Nếu tay bị dính chất độc khi đập kiến, chà xát và sờ vào mắt có thể làm bỏng mắt. Nếu tổn thương ở gần mắt có thể sưng húp cả hai mắt, ở bẹn có thể nổi hạch bẹn sưng đau khó đi lại. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm da sẽ tiến triển sang dạng loét. Các vết loét có nhiều hình dạng khác nhau tùy theo động tác khi ta đập, giết và chà xát kiến trên da. Cũng có ít trường hợp chỉ nổi vết đỏ, lấm tấm mụn nước nhỏ hơi ngứa, lặn sau 3 - 5 ngày.
Để xử lý triệt để, tránh tình trạng kiến ba khoang lan tràn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, khi có đàn kiến ba khoang xuất hiện ở khu dân cư, bà con nên liên hệ ngay với đơn vị y tế chuyên trách (các Viện Sốt rét ký sinh trùng và côn trùng, các Trung tâm Y tế dự phòng huyện/thị...) để hướng dẫn và phối hợp xử lý.
Cách phòng chống kiến ba khoang * Nếu có sự hiện diện của kiến ba khoang trong khu vực, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang. * Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài nhà, nhất là ở những vùng gần đồng ruộng, khu dân cư nhiều ánh đèn, gần công trình đang xây dựng. Khi làm việc trên đồng ruộng, nhất là vào mùa thu hoạch, mùa mưa bão, cần chú ý sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như: mặc quần áo dài tay, đội mũ, nón, khẩu trang, đi ủng để tránh tiếp xúc với côn trùng. * Nếu đã tiếp xúc với kiến ba khoang hoặc nghi ngờ là đã tiếp xúc với chúng, nên thực hiện một số bước sau: |