Cuộc sống quá cùng cực nhưng ngày nào Giang cũng dành ra ít tiền buôn bán được để mua vé số cầu may. Ngờ đâu, thần may mắn đã đến gõ cửa, chị trúng độc đắc với số tiền gần 2 tỷ đồng.
“Đổi đời” nhờ trúng độc đắc không phải chuyện hiếm có ở vùng sông nước miền Tây. Song rất ít người có thể làm số tiền tỷ đó sinh lời lãi, ngược lại sẽ vung tiền không tiếc tay đến mức chỉ thời gian ngắn đã quay trở lại “máng lợn”. Thậm chí gia đình còn rơi vào cảnh tương tàn, chồng chết vợ vô tù…
Người vợ nghèo trúng độc đắc gần 2 tỷ đồng
Sau kết hôn, Đặng Thị Hồng Giang (SN 1972, Long An) và anh Nguyễn Thanh Phong luôn động viên nhau cố gắng làm ăn để có cuộc sống không mấy khổ cực. Họ đã trải qua rất nhiều sóng gió nhưng luôn hạnh phúc.
Năm 1995, Giang mang thai và hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. Anh Phong vỡ òa sung sướng bởi lần đầu được làm cha. Sau đó cặp đôi chuyển lên thành phố Tân An thuê đất, mở tiệm tạp hóa và quán hủ tiếu. Họ chăm chỉ làm ăn, tích cóp được kha khá vốn rồi quyết định về quê xây nhà.
Bấy giờ, Giang sinh thêm một bé gái – đó cũng là lúc ông xã bắt đầu thay tính đổi nết, thường xuyên tụ tập bạn bè nhậu nhẹt. Năm 2010, tai họa ập đến, con trai lớn mắc chứng bệnh suy thận. Hàng tháng, hai mẹ con lại dắt díu nhau lên Sài Gòn chữa trị bệnh.
Cuộc sống quá cùng cực nhưng ngày nào Giang cũng dành ra ít tiền buôn bán được để mua vé số cầu may.
“Mỗi lần như thế, tiền thuốc thang và chi phí ăn uống, đi lại… tốn đến vài triệu bạc. Gánh nặng kinh tế cứ dồn lên đôi vai của cô ấy. Trong khi Phong vẫn mải mê với những cuộc vui thâu đêm suốt sáng”, chú Tư Nhị - hàng xóm sống gần nhà Giang nói.
Cuộc sống quá cùng cực nhưng ngày nào Giang cũng dành ra ít tiền buôn bán được để mua vé số cầu may. Ngờ đâu, thần may mắn đã đến gõ cửa, chị trúng độc đắc với số tiền gần 2 tỷ đồng. Lúc này chị thấy chồng không còn chí thú làm ăn nên rất lo sợ sẽ lấy tiền tiêu xài phung phí. Do đó chị quyết định gửi ngân hàng lấy lãi hàng tháng để trang trải cuộc sống cũng như chữa bệnh cho con.
“Cô ấy đã nói dối chồng đưa tiền cho chị ruột tên Xuân giữ hộ. Biết chuyện, Phong tỏ ra tức giận vì cho rằng vợ không tôn trọng mình, tự ý quyết định tài sản chung của gia đình. Còn cô ấy cho rằng vé số là tiền bản thân kiếm được để mua, giờ trúng thưởng sẽ thuộc về mình. Chồng không có quyết can dự vào.
Từ đó họ nảy sinh mâu thuẫn và không có tiếng nói chung. Phong thường xuyên đi nhậu say rồi về nhà gây sự với vợ”, chú Tư Nhị kể lại.
Vợ sát hại chồng vì tấm vé độc đắc
Một ngày tối tháng 5/2014, sau cuộc nhậu, anh Phong quay trở về nhà lôi chuyện trúng số ra để chì chiết Giang. Tức giận, chị lấy cây kéo lại gần dọa thì bị chồng nắm hai tay. Trong lúc giằng co, chị đã đâm nhiều nhát vào ngực chồng.
Lúc này, hàng xóm phát hiện chạy đến can ngăn. Anh Phong được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Còn Giang đến cơ quan chức năng đầu thú.
Gần một năm sau, Giang bị Tòa án nhân dân tối cao TP.HCM tuyên phạt 8 năm tù về tội giết người. “Tôi rất ân hận vì một phút nông nổi mà làm gia đình mình tan nát. Vì một phút không kiềm chế được là tôi bỏ rơi các con của mình”, người phụ nữ miền Tây từng day dứt khi thụ án tại trại giam Long Hòa (Bến Lức, Long An).
Giang bị Tòa án nhân dân tối cao TP.HCM tuyên phạt 8 năm tù về tội giết người.
Về phía các con của Giang, sau khi mồ côi cha – mẹ vào tù, hai đứa trẻ ở với ông bà nội. Chúng được ông bà cưu mang, chăm sóc mong xoa dịu được nỗi buồn.
“Hễ có ai nhắc tới tờ vé số định mệnh ấy, mẹ thằng Phong lại buồn lắm. Từ ngày Giang có tiền tỷ, vợ chồng bà cũng biết cuộc sống của con dâu con trai không được hòa thuận. Họ từng khuyên bảo hai đứa nhưng không được. Thực sự không ai nghĩ chúng có kết cục buồn đau như thế này.
Người dân quanh đây đều “đổ” cho tấm vé độc đắc chính là nguồn cơn của tấn bi kich, khiến gia đình họ ly tán”, chú Tư Nhị nói.
Dẫu con trai bị con dâu sát hại song từ sâu thẩm, bố mẹ chồng Giang vẫn thương cháu vô cùng. Vì thế khi tòa xử phúc thẩm, ông bà đã làm đơn xin giảm nhẹ tội với suy nghĩ bớt được ngày tháng nào của con dâu trong tù thì các cháu sớm gặp lại mẹ.
“Họ luôn nghĩ có sự chăm sóc, quan tâm của người mẹ chắc chắn cháu nội sẽ hạnh phúc hơn. Hơn nữa họ cũng đã già, không biết nằm xuống khi nào… Khi ấy lũ trẻ sẽ chẳng còn ai ở bên”, người đàn ông miền Tây chia sẻ.