Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa chính thức công nhận và cho phép sử dụng loại vắc xin chống lại virus sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới.
Hôm qua 16/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê chuẩn vắc xin chống lại virus sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới, mở ra cơ hội ngăn ngừa các ca nhiễm sốt xuất huyết ở nhiều quốc gia, trong đó chủ yếu là châu Á, châu Phi, Mỹ LaTinh.
Loại vắc xin sốt xuất huyết mới được WHO phê chuẩn có tên là Dengvaxia. Sanofi Pasteur, nhánh vắc-xin của Tập đoàn Sanofi, Pháp là hãng sản xuất loại vắc xin này.
Một học sinh được tiêm văc xin sốt xuất huyết tại trường tiểu học Parang (Philippines).
Dengvaxia được đưa ra sau khi tiến hành 25 nghiên cứu y tế tại 15 quốc gia trên khắp thế giới. Trên 40.000 tình nguyện viên tham dự chương trình nghiên cứu vaccine sốt xuất huyết của Sanofi Pasteur.
Dengvaxia chủ yếu dùng cho những người trong độ tuổi từ 9-45 tuổi, và ưu tiên sử dụng ở những nơi có dịch bùng phát. Điều này có nghĩa là vắc xin này không chấp thuận để tiêm trẻ em, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Dengvaxia không tiêm được cho trẻ dưới 9 tuổi bởi các nghiên cứu cho thấy hiệu quả bảo vệ đối với trẻ ở độ tuổi này rất thấp.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sốt xuất huyết là căn bệnh bắt nguồn từ muỗi gia tăng nhanh chóng nhất trên thế giới hiện nay, khiến gần 400 triệu người nhiễm mỗi năm. Trong vòng 50 năm qua, sốt xuất huyết đã lan rộng từ một nhóm nước và trở thành dịch tại 128 quốc gia, nơi có khoảng 4 tỷ người sinh sống, và các ca nhiễm sốt xuất huyết đã tăng gấp 30 lần cũng trong giai đoạn này.
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh nên khi đã phát triển thành dịch, việc điều trị là vô cùng khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội. Thể bệnh nhẹ: (thường là thể sốt dengue, chủ yếu bị ở người lớn, khu vực thành thị, những nơi mật độ dân số cao, ít khi dẫn đến tử vong). - Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.- Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.- Có thể có nổi mẩn, phát ban. Thể bệnh nặng: (thường là thể sốt xuất huyết dengue, chủ yếu bị ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao (30 – 40%) Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết - Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy: Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, biện pháp tốt nhất là diệt muỗi, loăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. + Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. + Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt loăng quăng/bọ gậy. + Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần. + Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. + Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông. - Phòng chống muỗi đốt: + Mặc quần áo dài tay. + Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày. + Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, vợt điện diệt muỗi, kem đuổi muỗi.. + Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi. + Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác. - Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết. |