Tết Hàn Thực là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa người Việt Nam. Vậy ý nghĩa Tết Hàn Thực 3/3 là gì? Đây có phải Tết Thanh Minh không?
Tết Hàn Thực là gì, nguồn gốc của ngày Tết Hàn Thực
Đón Tết Hàn Thực mỗi năm nhưng bạn đã hiểu tường tận về ngày lễ này chưa?
a) Tết Hàn Thực là gì?
Tết Hàn Thực hay còn được gọi với cái tên là Tết mùng 3/3. Đây là ngày Tết truyền thống của người Trung Quốc, sau này du nhập vào Việt Nam.
Theo tiếng Hán, Hàn Thực có nghĩa là thức ăn lạnh, vì thế vào ngày này người ta thường ưu tiên những món lạnh như xôi chè, bánh trôi bánh chay.
b) Nguồn gốc ngày Tết Hàn Thực
Theo tài liệu còn ghi chép lại, nguồn gốc của ngày Tết Hàn Thực là dựa trên điển tích về hiền sĩ Giới Tử Thôi.
Đây là một trong những vị hiền sĩ có công giúp đỡ vua Tấn dành được giang sơn. Thế nhưng chính nhà vua lại quên đi công lao của ông. Sau này, ông lui về ở ẩn trên núi Điền Sơn với mẹ.
Khi vua Tấn nhớ ra Giới Tử Thôi thì lập tức sai người mời ông về lĩnh thưởng nhưng không được. Vua Tấn sai người đốt rừng để thúc ép nhưng ông vẫn kiên quyết giữ vững lập trường. Kết cục đau buồn, cả Giới Tử Thôi và mẹ đã chết trong đám cháy.
Để tưởng nhớ đến Giới Tử Thôi, vua Tấn hạ lệnh dân chúng kiêng đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn. Từ đó Tết Hàn Thực ra đời.
Ý nghĩa Tết Hàn Thực 3/3
Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng khi vào Việt Nam ý nghĩa của ngày này cũng có sự thay đổi.
a) Ý nghĩa Tết Hàn Thực ở Trung Quốc
Trong văn hóa của người Trung Quốc, Tết Hàn Thực là một trong những ngày lễ để người dân tưởng nhớ đến cái chết của hiền sĩ Giới Tử Thôi. Người dân sẽ kiêng đốt lửa, nấu ăn trong 3 ngày từ ngày 3 đến 5/3 âm lịch.
b) Ý nghĩa Tết Hàn Thực ở Việt Nam
Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nhưng khi vào Việt Nam, Tết Hàn Thực đã được biến đổi để phù hợp với văn hóa dân tộc. Ý nghĩa Tết Hàn Thực ở Việt Nam có 3 điểm sau:
Tưởng nhớ người thân đã khuất
Tết Hàn Thực là dịp để con cháu quây quần, sum họp, cùng thăm mộ người thân và nhắc nhớ về những công ơn của họ.
Bên cạnh đó, các gia đình cũng dâng cúng bánh trôi bánh chay để thể hiện sự biết ơn, lòng thành kính.
Tôn vinh văn hóa dân tộc
Bánh trôi bánh chay trong mâm cỗ Tết Hàn Thực mang ý nghĩa tôn vinh văn hóa dân tộc.
Việt Nam là quốc gia có nền văn minh lúa nước lâu đời. Việc sử dụng bột gạo nếp để làm bánh dâng cúng tổ tiên như một cách tôn vinh bông lúa và trân trọng thành quả lao động của người nông dân.
Chưa dừng lại ở đó, ngày này còn là dịp để người dân cảm tạ tổ tiên, thần linh đã phù hộ để mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Ý nghĩa Tết Hàn Thực để ôn lại chuyện xưa
Tục làm bánh trôi bánh chay trong ngày Tết 3/3 được cho là xuất phát từ tích “bọc trăm trứng” của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Bánh trôi đại diện cho 50 người con theo Âu Cơ, bánh chay là biểu trưng cho 50 người con theo Lạc Long Quân.
Vì thế, người ta còn coi Tết Hàn Thực là một dịp để tưởng nhớ về nguồn cội.
Tết Hàn Thực có phải Tết Thanh Minh không?
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh. Trên thực tế, đây là hai ngày Tết hoàn toàn khác nhau. Nếu như Tết Hàn Thực là ngày 3/3 âm lịch hàng năm thì Tết Thanh Minh sẽ không cố định mà thường rơi vào những ngày đầu tháng 4 dương lịch.
Tết Hàn Thực 2022 là ngày nào, thứ mấy dương lịch?
Năm 2022 Tết Hàn Thực rơi vào ngày Chủ Nhật, 3/4 dương lịch.
Những việc nên và không nên làm vào ngày Tết Hàn Thực
Vào ngày Tết mùng 3/3, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
a) Các việc nên làm ngày Tết Hàn Thực
- Đi tảo mộ người thân.
- Làm mâm lễ cúng Tết Hàn Thực gồm: Bánh trôi bánh chay, hương, hoa, trà, quả, rượu, nước…
- Nhắc nhớ tới công ơn của người đã khuất. Đây cũng là một trong những ý nghĩa Tết Hàn Thực cao đẹp mà người Việt lưu truyền qua bao nhiêu thế hệ.
b) Những việc không nên làm
Vào ngày Tết Hàn Thực, mọi người nên tránh làm một số việc sau:
- Không nên sát sinh hoặc ăn các món mặn bởi như thế vong linh người quá cố sẽ khó mà siêu thoát.
- Tránh tổ chức tiệc, ăn uống linh đình. Các gia đình chỉ nên chuẩn bị mâm lễ đơn giản, thành tâm, phù hợp với điều kiện tài chính của mình.
- Không cúng bánh trôi, bánh chay nhiều màu, ví dụ như ngũ sắc.
- Không cãi vã, tranh luận, mâu thuẫn làm không khí gia đình trở nên u ám, nặng nề.
- Khi thắp hương Tết Hàn Thực, tuyệt đối không ăn mặc xuề xòa, lôi thôi bởi đó bị xem là hành vi thiếu tôn trọng gia tiên, thần linh.