Cảm thấy đau khi đi tiểu, chảy máu âm đạo bất thường... là một trong những dấu hiệu của căn bệnh ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất đối với phụ nữ. Nó cũng là căn bệnh dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể phòng ngừa và điều trị nếu được phát hiện sớm.
Ung thư cổ tử cung là quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virus nhóm papilloma có tên gọi là Human Papilloma Virus (HPV). Khoảng 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan đến việc bị nhiễm HPV. Hay nói cách khác, chính việc bị nhiễm HPV qua đường sinh hoạt tình dục đã gây ra những biến đổi ở mức độ tế bào và gây ra 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.
HPV thâm nhập vào bên trong tế bào cổ tử cung, phát triển và làm biến đổi gen của tế bào. Các tế bào bị đột biến gen sẽ phát triển thành các tế bào ác tính. Quá trình này phải mất nhiều năm, có thể từ 10 đến 15 năm. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tiền lâm sàng, nghĩa là đã có bất thường về mức độ tế bào nhưng khi thăm khám thì cổ tử cung có thể hoàn toàn bình thường. Nhưng sau đó, một khi đã là ung thư thì bướu sẽ lan rộng nhanh chóng trong thời gian ngắn.
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất đối với phụ nữ. (Ảnh minh họa)
Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu hiếm khi gây ra các dấu hiệu cụ thể nên nếu bạn không phải là người để ý quá nhiều đến "vùng kín", bạn sẽ không thể nhận ra những dấu hiệu này.
Dưới đây là một số dấu hiệu cần lưu tâm để nhận biết bệnh ung thư cổ tử cung:
Dịch âm đạo bất thường
Khi ung thư bắt đầu lớn lên trong cổ tử cung, nó sẽ tạo ra dịch âm đạo bất thường. Sự bất thường có thể là huyết trắng nhiều, có mùi và thay đổi màu sắc.
Mụn cóc
Theo chia sẻ của các bác sĩ phụ khoa, sự xuất hiện của mụn cóc nhỏ ở vùng kín làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Đau hoặc chảy máu âm đạo
Ung thư cổ tử cung phát triển trên thành tử cung làm khô, thậm chí nứt, gây khó chịu và chảy máu. Ngoài ra nó cũng có thể gây chảy máu trực tràng hoặc bàng quang. Việc bị chảy máu bất kì ngoài chu kì kinh nguyệt đều là dấu hiệu đáng ngờ và cần phải đi khám bác sĩ ngay.
Thiếu máu
Nếu thói quen ăn uống, chế độ ăn không thay đổi nhưng bạn vẫn rất mệt mỏi, nhịp tim đập nhanh, mạnh khi cố gắng làm việc gì đó ở mức bình thường chứng tỏ bạn bị thiếu máu. Thiếu máu có thể xuất phát từ việc chảy máu bất thường, điều gắn liền với bệnh ung thư cổ tử cung.
Vấn đề tiết niệu
Khi cổ tử cung nở ra, bàng quang và thận bị nén lại gây cản trở sự di chuyển của nước tiểu làm đau hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ung thư cổ tử cung phát triển trên thành tử cung làm khô, thậm chí nứt, gây khó chịu và chảy máu. (Ảnh minh họa)
Liên tục đau ở chân, hông
Các cơ quan nội tạng cũng bị sưng do tác độn của ung thư cổ tử cung. Các mạch máu bị nén lại gây khó khăn và tạo ra sự đau đớn ở chân, mắt cá chân, hông, khung xương chậu.
Giảm cân
Hầu hết các dạng ung thư đều làm giảm hoặc ngăn cản cảm giác thèm ăn. Sưng cổ tử cung có thể nén dạ dày, dẫn đến giảm cơn thèm ăn và giảm cân nhanh chóng.
Lưu ý rằng triệu chứng này không chính xác 100% là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Chỉ có thăm khác và kết luân của bác sĩ mới đưa ra được kết luận chính xác nhất. Nhưng nó là dấu hiệu để nhận biết ban đầu và khi có những nghi ngờ, hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Các nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung:
- Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá quá nhiều
- Có nhiều đối tác tình dục
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Khả năng miễn dịch thấp