Mặc dù niềm tin là điều quan trọng trong hôn nhân, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn tin tưởng một cách mù quáng, vô điều kiện. Đôi khi bạn vẫn cần phải đặt ra những giải thiết, những câu hỏi để chắc chắn rằng mình đang không bị lừa, không bị nói dối.
Mặc dù niềm tin là điều quan trọng trong hôn nhân, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn tin tưởng một cách mù quáng, vô điều kiện. Đôi khi bạn vẫn cần phải đặt ra những giải thiết, những câu hỏi để chắc chắn rằng mình đang không bị lừa, không bị nói dối.
Sẽ tốt hơn nếu như bạn sớm phát hiện ra những biểu hiện dối trá từ người đàn ông của mình. Và đây là cách để bạn nhận biết điều đó:
Mặc dù niềm tin là điều quan trọng trong hôn nhân, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn tin tưởng một cách mù quáng, vô điều kiện. (Ảnh minh họa)
Thay đổi tông giọng
Thông thường, khi một người đang nói dối, anh ta sẽ cố gắng thay đổi giọng nói. Anh ta sẽ không nói với ngữ điệu, âm điệu bình thường mà cố nói to hơn, hùng hồn hơn như một cách để làm bạn tin vào những gì anh ta vừa chia sẻ là sự thật.
Nói lắp
Anh ấy vốn dĩ không có tật nói lắp, nhưng khi bạn biểu hiện sự hoài nghi hoặc liên tiếp đặt ra những câu hỏi, sẽ có một phản xạ anh ta tự nhiên nói lắp: “Anh… anh… đang ở văn… văn phòng, lát anh về”.
Nói quá, phóng đại về những điều bất ngờ xảy tới
Một khi bị tra khảo, tâm lí đàn ông thường có xu hướng phóng đại mọi chuyện lên. Anh ta nỗ lực khiến bạn tin vào câu chuyện mà anh ta nói ra ví dụ như: “Lúc đó đột nhiên trời mưa to, đột nhiên có một chiếc xe va vào anh, anh đã phải ở lại đó để đợi tạnh mưa, đợi giải quyết xong mọi việc… Đó là lí do anh về nhà muộn”.
Anh ấy vốn dĩ không có tật nói lắp, nhưng khi bạn biểu hiện sự hoài nghi hoặc liên tiếp đặt ra những câu hỏi, sẽ có một phản xạ anh ta tự nhiên nói lắp (Ảnh minh họa)
Bắt đầu la hét, lớn giọng để át đi sự nghi ngờ
Khi bạn cố gắng dồn anh ta vào đường cùng, chồng bạn có thể sẽ “tấn công” ngược trở lại. Anh ấy la hét không có lí do. Anh ta biến bạn thành người có lỗi và giận dữ: “Đã bao nhiêu lần anh nói với em rồi còn gì, lí do là tại trời mưa, vì thế anh về muộn, giờ để anh yên”.
Chuyển chủ đề để đánh lạc hướng
Trong khi bạn vẫn đang cố gắng đòi hỏi một lời giải thích thỏa đáng thì anh ta lại thay đổi chủ đề chóng mặt kiểu như: “À mà em đã đóng tiền điện chưa thế, để anh đi đóng” hoặc “Tối nay sang bên ngoại chơi đi em, lâu lắm rồi không sang thăm bố mẹ”. Đó là cách để anh ta khiến bạn bị phân tâm.
Đổ mồ hôi, run rẩy, cắn móng tay, bồn chồn là biểu hiện của người nói dối (Ảnh minh họa)
Đổ mồ hôi, run rẩy, cắn móng tay, bồn chồn
Triệu chứng cơ thể là một phản xạ mà anh ta rất khó kiểm soát. Những biểu hiện như: đổ mồ hôi, run rẩy, cắn móng tay, cảm thấy bồn chồn… là những đặc điểm của người đang nói dối.
Không dám nhìn thẳng vào mắt bạn
Chồng bạn ngại phải nhìn thẳng vào mắt vợ vì đôi mắt sẽ tố cáo anh ấy. Khi bạn nói chuyện, anh ấy ngó lơ đi chỗ khác, mắt đảo điên và chỉ muốn rời khỏi đó càng nhanh càng tốt.