Lời khuyên để giữ âm đạo không bị nhiễm trùng

Ngày 25/07/2016 18:56 PM (GMT+7)

Bạn chỉ nên cắt ngắn lông vùng kín chứ đừng loại bỏ nó hoàn toàn. Lông ở khu vực này giống như tóc bảo vệ vi khuẩn không xâm nhập vào bộ phận sinh dục.

Việc giữ gìn và bảo vệ âm đạo là một chủ đề mà hầu hết chị em đều quan tâm nhưng đa phần lại ngại hỏi. Nếu bạn ngại phải thổ lộ hay hỏi những điều này, dưới đây là một vài kiến thức cần thiết cho nữ giới để tránh nhiễm trùng âm đạo:

Vệ sinh âm đạo đúng cách là như thế nào?

Chăm sóc bộ phận sinh dục là cần thiết và khá dễ dàng, là việc bạn làm hàng ngày. Nhưng có một số mẹo bạn cần phải nhớ:

- Rửa vùng âm đạo bằng nước ấm. Điều này không chỉ giúp rửa sạch nước tiểu hoặc các chất cặn bã khác đọng lại trong âm đạo, giúp cho âm đạo sạch sẽ hơn.

Lời khuyên để giữ âm đạo không bị nhiễm trùng - 1

Rửa vùng âm đạo bằng nước ấm. Điều này không chỉ giúp rửa sạch nước tiểu hoặc các chất cặn bã khác đọng lại trong âm đạo, giúp cho âm đạo sạch sẽ hơn. (ảnh minh họa)

- Khi tắm, nếu sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm, hãy bôi chúng lên khăn tắm, xoa nhẹ vào các vùng của cơ thể, không nên để nước xà phòng chảy vào trong vùng kín.

- Hãy chắc chắn rằng bạn chà nhẹ nhàng xung quanh đường bikini như những nếp gấp, nơi chưa các vi khuẩn gây ra bệnh, mồ hôi và bụi bẩn.

- Luôn mặc đồ lót bông hoặc được làm từ vải thoáng khí.

Rửa bộ phận sinh dục bằng xà phòng là một cách đảm bảo sạch sẽ?

Những gì phụ nữ cần nhớ là, âm đạo như một cơ quan có chức năng tự làm sạch như  “dọn dẹp” bụi bẩn, tế bào chết. Bên cạnh đó, nó cũng có tính axit nên có khả năng giết chết các vi khuẩn có hại và cho phép các vi khuẩn lành mạnh phát triển.

Lời khuyên để giữ âm đạo không bị nhiễm trùng - 2

Luôn mặc đồ lót bông hoặc được làm từ vải thoáng khí để giúp vùng kín khỏe mạnh hơn (ảnh minh họa)

Vì vậy, việc sử dụng xà phòng để làm sạch các khu vực, bộ phận sinh dục là điều không cần thiết. Xà phòng có thể gây kích ứng, khô hạn thậm chí còn có thể bị nhiễm trùng (vì xà phòng có chất tẩy, có thể giết chết cả vi khuẩn tốt và xấu nên làm cho âm đạo mất đi khả năng đề kháng).

Sử dụng nước xịt, hoặc xà phòng cho vùng kín để có đời sống tình dục dễ chịu hơn?

Bạn có thể nghĩ rằng mùi từ vùng kín cản trở cuộc “yêu” của hai người, vì thế bạn muốn sử dụng xà phòng thơm hoặc nước xịt để che giấu đi mùi khó chịu tỏa ra từ vùng kín. Nhưng thực tế, điều này không cần thiết.

Người khác giới không hề thấy khó chịu với mùi tự nhiên của vùng kín như bạn nghĩ. Chỉ cần bạn luôn giữ gìn cho khu vực nhạy cảm đó được sạch sẽ là đủ, mùi tự nhiên là thứ đặc trưng riêng của mỗi người.

Còn nếu bạn thực sự muốn sử dụng mùi thơm để tăng thêm hiệu ứng, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng loại xà phòng thơm dịu nhẹ, ít chất tẩy. Điều này để đảm bảo bạn giữ được vi khuẩn có lợi của vùng kín.

Trong thời kì “đèn đỏ” bạn cần phải làm những gì?

Trong suốt thời gian kinh nguyệt, hãy chắc chắn rằng bạn:

- Thay đổi băng vệ sinh của bạn ít nhất 4h/ lần. Tùy vào mức độ “xả” của cơ thể để bạn nên thay băng sớm hơn trong giới hạn đã chỉ ra.

- Tắm ít nhất 1 lần/ ngày

- Sử dụng đồ lót sạch sẽ và thay chúng thường xuyên

- Rửa âm đạo và toàn bộ khu vực xung quanh trước khi bạn thay băng vệ sinh hoặc tampon mới.

Lời khuyên để giữ âm đạo không bị nhiễm trùng - 3

Vì vậy, việc sử dụng xà phòng để làm sạch các khu vực, bộ phận sinh dục là điều không cần thiết. (Ảnh minh họa)

Nếu bạn bị phát ban, nổi mẩn đỏ ở vùng kín, hãy thay đổi băng vệ sinh của bạn thường xuyên. Bạn có thể bôi một chút kem sát trùng bên ngoài da sau khi tắm và trước khi đi ngủ để chữa lành vết thương ở phía ngoài của vùng kín.

Cạo sạch “cỏ vùng kín” có nên không?

Việc loại bỏ lông mu là sở thích cá nhân của mỗi người. Nếu bạn muốn vùng kín của mình gọn gàng hơn, bạn có thể “xử lí” nó. Nhưng bạn cần đảm bảo rằng, chỉ nên cắt ngắn lông vùng kín chứ đừng loại bỏ nó hoàn toàn. Lông ở khu vực này giống như tóc bảo vệ vi khuẩn không xâm nhập vào bộ phận sinh dục.

Nếu bạn tiến hành loại bỏ lông vùng kín, không nên sử dụng lưỡi dao cạo mà dùng kéo để cắt lông.

Minh Khuê
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe phụ nữ