Dị tật bẩm sinh ở màng trinh thường chỉ được phát hiện khi các bạn gái đến tuổi dậy thì và đã trải qua một vài kỳ kinh đầu.
Sẽ không sai nếu như nói âm đạo là một món quà tuyệt diệu mà tạo hóa ban tặng cho nữ giới. Nó hội tụ đủ các thành phần và chức năng để khiến một người phụ nữ trở nên hấp dẫn và làm tròn thiên chức làm mẹ, làm vợ. Phần lớn chúng ta đã có một âm đạo khỏe mạnh ngay từ khi sinh ra, nhưng vẫn có số ít chị em gặp phải vấn đề về khu vực nhạy cảm.
Các vấn đề thường gặp ở âm đạo, đôi khi tưởng chừng như rất nhỏ, nhưng lại ảnh hưởng to lớn đến đời sống tình dục và sinh sản của các chị em. Vậy nên hãy thử tìm hiểu xem mình có bị vướng phải các vấn đề về vùng kín dưới đây không, nếu câu trả lời là không, vậy thì xin chúc mừng, bạn là một cô nàng may mắn.
(Ảnh minh họa)
Bạn không thể sử dụng tampons
Nghe có vẻ rất đơn giản, nếu không sử dụng được tampons, chúng ta sẽ dùng các loại băng vệ sinh thông thường, đúng không? Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe sinh sản lại cho rằng, một khi bạn cố gắng rất nhiều nhưng vẫn không thể nào đưa được miếng tampons vào đúng vị trí cần có, bỏ qua yếu tố âm đạo hẹp do chưa quan hệ tình dục hay bạn thiếu kinh nghiệm, rất có thể bạn đang mắc phải chứng co thắt âm đọa, một rối loạn đặc trưng khi các nhóm cơ sườn chậu co thắt không tự chủ gây đau đớn và khó khăn trong việc điều khiển âm đạo.
Việc các cơ vùng xương chậu co thắt quá mức và không tự chủ có thể gây khó chịu và đau đớn, đặc biệt ảnh hưởng khi bạn quan hệ tình dục. Hãy tưởng tượng khi quan hệ, âm đạo cũng tiến hành co thắt như khi bạn cố gắng sử dụng miếng tampons, và sẽ rất khó khăn để việc quan hệ tình dục giữa hai người có thể tiến hành một cách bình thường.
Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do ám ảnh tâm lí, bạn quá lo lắng hay có nỗi sợ hãi về việc quan hệ tình dục trước đó. Vấn đề này có thể được điều trị bằng cách ổn định tâm lý, các bài tập Kegel, chủ động thắt chặt và thả lỏng các nhóm cơ âm đạo dần dần sẽ điều khiển được chúng. Nếu tình hình quá nghiêm trọng, một số bác sĩ có thể sẽ yêu cầu tiến hành đặt một dụng cụ có tác dụng như một tấm nhựa mềm một cách thường xuyên vào đạo để thư giãn các cơ vùng chậu.
(Ảnh minh họa)
Bạn bị đau bất thường khi bạn tình bắt đầu "xâm nhập"
Nếu cơn đau chỉ thoáng qua và không kéo dài khi quan hệ, điều đó có thể là do hai người có màn dọa đầu chưa hiệu quả, bạn bị áp lực tâm lý và thiếu chất bôi trơn dẫn đến ma sát nhiều gây đau đớn. Việc nàng cần làm chỉ là thả lỏng cơ thể, chú trọng màn dạo đầu và sử dụng chất bôi trơn nếu cần.
Tuy nhiên nếu hiện tượng đau khi bắt đầu quan hệ biểu hiện bằng những cơn đua liên tiếp, đau như bị bỏng rát và quá khó chịu, bạn nên đi khám ngay. rất có thể đây là triệu chứng của các viêm nhiễm thường thấy, các bệnh lây lan qua đường tình dục như sùi mào gà, bệnh lậu, giang mai, herpes sinh dục... Nếu để lâu ngày bệnh phát triển có thể khiến chị em bị đau đớn ngay cả khi không quan hệ, khi ngồi, khi đi bộ hay mỗi lần vệ sinh âm đạo. Trong những trường hợp đó, sử dụng thuốc đặc trị là yếu tố bắt buộc và cần thiết.
Các mảng trắng trên da ở vùng nhạy cảm
Đây có thể được coi là một biểu hiện của giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ. Thường ở vào độ tuổi khoảng 40, mật độ nội tiết tố estrogen bắt đầu suy giảm kéo theo khá nhiều vấn đề về sinh lý. Suy giảm mật độ estrogen có thể dẫn đến việc hình thành các mảng trắng dày trên da và xung quanh âm đạo.
Những mảng bám này, chúng có thể gây ngứa nghiêm trọng, thậm chí được coi như eczema của âm đạo. Bên cạnh việc thay đổi sắ tố, các mô âm đạo cũng trở nên mỏng hơn, từ đó dẫn đến sự khó chịu và bực bội trong đời sống vợ chồng của chị em giai đoạn này. Một vài trường hợp nghiêm trọng, các tác nhân này có thể khiến cho việc quan hệ tình dục giữa đôi bên gần như không thể tiến hành vì ngứa ngáy và khó chịu.
(Ảnh minh họa)
May mắn thay, hiện tượng này có thể được điều trị bằng các loại thuốc chứa steroid và tăng cường estrogen trong cơ thể. nếu được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ càng khả uqan và thời gian được rút ngắn.
Dị tật bẩm sinh ở màng trinh
Thông thường, khi sinh ra vùng kín của các chị em đã có một bộ phận đặc biệt gọi là màng trinh. Đây là một tấm màng mỏng manh ngăn cách ngay lối vào âm đạo và sẽ bị rách trong lần đầu quan hệ. Theo nguyên tắc, màng trinh luôn có một lỗ nhỏ để giúp kinh nguyệt và các chất lỏng khác thoát ra từ trong tử cung. Tuy nhiên, một vài cô nàng lại không được may mắn khi sinh ra với một âm đạo bị dị tật. Có thể là bẩm sinh không có màng trinh, hoặc màng trinh quá dày, lại không có lỗ thoát khiến máu kinh và các chất dịch bị ứ đọng lâu ngày trong tử cung dẫn tới nhiễm trùng và viêm nhiễm.
Dị tật này thường chỉ được phát hiện khi các bạn gái đến tuổi dậy thì và đã trải qua một vài kỳ kinh đầu. Máu kinh không có đường thoát sẽ tích tụ lại, lâu ngày gây đau trướng bụng và khó chịu, thậm chí gây bục vỡ tử cung gây nguy hiểm đến tính mạng của các chị em. Vậy nên nếu bạn đang trong giai đoạn dậy thì và có những triệu chứng trên, nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chuẩn đoán đề phòng trường hợp bệnh thâm trầm trọng.
Phẫu thuật hoặc tiểu phẫu chích tạo lỗ, tái tạo hình âm đạo có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề. Việc này không mất quá nhiều thời gian và không ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục hay mang thai của các bạn gái sau này.
"Cục thịt thừa" trên môi âm đạo
Cảm giác như có một "cục thịt thừa" hình trứng bỗng nhiên tồn tại trên môi âm hộ của bạn sẽ khá là kì lạ, phải không? Đó là những gì có thể xảy ra khi có một khối u trong tuyến Bartholin trong âm đạo của bạn.
Mỗi cạnh bên môi âm hộ của chị em có chưa tuyến Bartholin, đây được hiểu là một cơ quan nhỏ tồn tại với vai trò bôi trơn đầu ngoài của âm đạo. Vấn đề là không ít trường hợp một trong các ống tuyến Bartholin bị tắc khiến chất lỏng bên ngoài bị tích tụ trong các ống dẫn, lâu dần gây nên hiện tượng một "khối u" có kích thước bằng một hạt đậu cho đến cả ngón tay.
Các "khối u" này không những gây mất thẩm mỹ mà còn gây đau đớn, khiến chị em ái ngại mỗi lần quan hệ tình dục. Cũng có trường hợp chỉ là u nang, chúng không gây đau đớn, nhưng cũng có thể khiến chị em mang theo cảm giác khó chịu và một vài tác dụng phụ như sốt, ớn lạnh.
Để giải quyết vấn đề này, bạn nên đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được chuẩn đoán và điều trị bằng thuốc, hoặc tiểu phẫu để loại bỏ khối u, tránh nguy cơ diễn biến xấu như áp xe, nhiễm trùng nghiêm trọng.