Các chàng trai phải tặng món quà có giá trị ít nhất gấp 3 lần so với món quà mà cô gái tặng tháng trước.
Dưới đây là những điều thú vị về ngày Valentine và Valentine Trắng ở Nhật Bản:
Ở Nhật, trong ngày Lễ tình yêu, mọi thứ đều xoay quanh sô cô la thay vì những cuộc hẹn hò, đi ăn tối hay món quà nho nhỏ.
Ở Nhật Bản, ngày Valentine phổ biến giống như nhiều nước khác ở phương Tây. Tuy nhiên, với đất nước mặt trời mọc này Ngày lễ tình yêu ban đầu được giới thiệu đến xuất phát từ mục đích thương mại. Sau nhiều chiến dịch quảng cáo của các công ty Morozoff và Kobe năm 1936 và 1953, mọi chuyện chưa thu được kết quả như mong đợi. Tới năm 1958, một chiến dịch quảng cáo mới của cử hàng bách hóa Isetan cuối cùng đã tạo ra sự thành công khi khiến mọi người chú ý tới ngày Lễ tình yêu. Kể từ đó, Ngày lễ tình yêu này phổ biến trong cả nước, đặc biệt là những người trẻ. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, có những điều đặc biệt hơn trong ngày lễ này so với các nước trên thế giới.
Ở Nhật, trong ngày Lễ tình yêu, mọi thứ đều xoay quanh sô cô la thay vì những cuộc hẹn hò, đi ăn tối hay món quà nho nhỏ. Nếu bạn ở Nhật vào ngày 14/2, bạn sẽ thấy sô cô la được bày bán ở khắp mọi nơi, ngay cả ở những cửa hàng tạm thời mà bình thường họ không phải dùng để bán hàng. Theo ước tính, khoảng 50% số sô cô la được bán ra tại Nhật trong vòng 1 năm đều là do tiêu thụ vào ngày Valentine.
Theo ước tính, khoảng 50% số sô cô la được bán ra tại Nhật trong vòng 1 năm đều là do tiêu thụ vào ngày Valentine.
Trong ngày Valentine ở Nhật, chỉ nữ giới được tặng sô cô la cho nam giới. Nhưng điều đặc biệt hơn là có 3 loại sô cô la tương ứng dành cho 3 đối tượng khác nhau:
Sô cô la được bày bán ở khắp mọi nơi
Giri Choko: Tạm dịch là “Sô cô la nghĩa vụ”: Đây là loại sô cô la đơn giản, mua ở các cửa hàng và được chọn gói bọc bình thường mà không cần tốn nhiều tiền. Nó được dành tặng cho những người bạn học hoặc đồng nghiệp nam. Sô cô la này được tặng với ý nghĩa thông thường, dành cho những người có ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống của họ. Họ làm điều đó theo quy ước xã hội, nó giống như một thói quen.
Ngay cả trong những gian hàng vốn dĩ không phải bán kẹo, sô cô la cũng được bày bán
Tomo Choko: Tạm dịch là “Sô cô la người bạn”: Đó là món quà chân thành để dành cho những người bạn quan tâm, yêu quý, đôi khi có thẻ là giữa những người bạn gái với nhau cũng có thể tặng món quà này.
Sô cô la yêu dấu - được các cô gái trang trí đẹp mắt, cầu kì để tặng người yêu
Honmei Choko: Tạm dịch là “Sô cô la yêu dấu”: Đây là món quà dành tặng cho những người họ yêu như chồng, bạn trai hoặc một người mà họ thầm yêu trong lòng và nhân dịp này để bày tỏ tình yêu. Sô cô la này cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, được nâng niu, đóng gói cẩn thận, mua tại các cửa hàng nhưng phải là loại có thương hiệu và đắt tiền, được bọc gói cụ thể, đẹp mắt.
Đúng 1 tháng sau ngày Valentine, ngày 14/3 được gọi là ngày Valentine Trắng, một ngày liên quan đến ngày Valentine tháng trước. Ngày này chưa được nổi bằng ngày Valentine đỏ 14.2 tuy nhiên ở Nhật Bản nó khá phổ biến.
Trong ngày này, các chàng trai đã nhận được sô cô la từ tháng trước sẽ phải đáp lễ các cô gái đã tặng nó cho mình. Không giống như các cô gái có nhiều đối tượng để tặng các loại sô cô la khác nhau trong ngày Valentine, ngày Valentine Trắng, các chàng trai sẽ chỉ cọn một loại sô cô la duy nhất và dành tặng nó cho cô gái mà họ yêu thích. Cùng với sô cô la, các chàng trai sẽ chọn món quà đắt tiền hơn như thú nhồi bông, các đồ ăn ngọt, thậm chí là trang sức, phụ kiện quần áo, áo lót.
Màu sắc yêu thích khi lựa chọn quà chính là màu trắng vì nó tượng trưng cho sự tinh khiết. Thêm một điều nữa nghe qua có vẻ vô lí nhưng nó lại là thực tế đó là các chàng trai phải tặng món quà có giá trị ít nhất gấp 3 lần so với món quà mà cô gái tặng tháng trước. Nếu món quà chỉ có giá trị ngang bằng như những gì cô gái đã trao thì có nghĩa họ không đáp lại tình cảm của cô gái.