Lời nói là mật ngọt khiến vợ chồng thêm yêu thương, trân quý nhau hơn, nhưng có lúc nó biến thành "lời nói đọi máu" khiến bạn đời bị tổn thương nặng nề.
Và những câu nói tưởng chừng như vô hại được "bắn ra" những lúc nóng giận, trở thành "vũ khí" giết chết những tình nghĩa vợ chồng từ lúc nào không hay.
Dưới đây là những lời nói gây tổn thương nghiêm trọng đến bạn đời:
Anh xem anh có xứng đáng làm đàn ông không?
Bản lĩnh đàn ông là thứ quan trọng nhất với họ. Nó thể hiện sự tự trọng của đàn ông. Người chồng nào cũng muốn được vợ tôn trọng. Khi nghe câu nói này đàn ông sẽ cảm thấy bị xúc phạm cực độ khiến vợ cũng không thể đoán trước được điều gì anh ấy sẽ làm sau đó. Nhiều người vợ không kiềm chế cơn nóng giận, thốt lên những lời này dễ khiến bạn đời tổn thương.
Ảnh minh họa.
Lấy anh đúng là việc hối hận nhất đời tôi
Câu nói này là điều đáng sợ nhất mà chồng phải nghe từ người vợ đầu gối, tay ấp và chắc chắn anh ấy cảm thấy bị tổn thương, bị xúc phạm, thậm chí tuyệt vọng vì đã không mang lại hạnh phúc cho vợ. Có thể người chồng sẽ tự dằn vặt bản thân vì thấy mình kém cỏi, chẳng làm được điều gì ý nghĩa.
Hạnh phúc vì câu nói, mà buồn khổ thất vọng cũng từ câu nói mà ra - nhất là với những gia đình chồng chưa có thành công trong sự nghiệp, chồng có hoàn cảnh không may mắn. Người chồng nào cũng muốn được vợ tôn trọng. Hãy cẩn trọng trong những câu nói tránh tổn thương cho đối phương và không mang lại những hối hận khi cơn giận đi qua.
"Em muốn ly hôn"
Khi bạn đe dọa rằng sẽ ly hôn, bạn có thể sẽ hối hận về sau này. Điều này cho thấy bạn không thực sự cam kết rằng cuộc hôn nhân kéo dài mãi mãi, khiến bạn đời cảm thấy bị từ chối và không an toàn khi ở bên bạn. Khi bạn đã đề cập đến chuyện ly hôn thì cuộc hôn nhân của bạn đã bị tổn hại, ngay cả khi đó chỉ là lời đe dọa vu vơ. Bạn đang nói với vợ/chồng mình rằng bạn đã chuẩn bị bước một chân ra khỏi hôn nhân của hai người.
Theo Antonia Hall, nhà tâm lý học và chuyên gia về mối quan hệ, ly hôn người Mỹ thì đó là điều không bao giờ là điều nên được nói ra, trừ khi bạn đã làm mọi cách để sửa chữa cuộc hôn nhân của mình. Còn nếu bạn đề cập đến nó một cách đùa cợt hay để đe dọa thì có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng và sự nghi ngờ của bạn đời. Và cuối cùng là làm tổn hại sâu sắc đến mối quan hệ.
Nói những câu miệt thị về gia đình chồng
Bạn có thể không thích/xem thường mẹ chồng nhưng đừng bao giờ nhận xét miệt thị về bà trừ khi bạn muốn gặp rắc rối lớn. Không có cách nào để biện hộ cho sự xúc phạm của bạn đối với gia đình người kia. Hãy nói về gia đình bên chồng/vợ bạn một cách tôn trọng, thể hiện ý kiến mang tính tích cực xây dựng chứ đừng thể hiện thái độ ghét bỏ của bạn bằng lời nói miệt thị. Tương tự, bạn cũng nên đối xử tương tự với những đứa con của chồng bạn với người cũ (nếu có) dù bạn thấy chúng khó chịu đến mức nào. Nếu không bạn sẽ nhận được sự phản ứng dữ dội từ người kia và quan trọng hơn là làm mối quan hệ xấu đi.
Bạn nên hiểu rằng vợ chồng sống với nhau tranh luận, cãi vã là điều không thể tránh khỏi. Nhưng tranh luận để đi đến thỏa thuận chung chứ không phải để rời xa nhau.
Không nên tranh luận lúc nóng giận
Nếu bạn nghĩ mình là người không biết kiềm chế cơn nóng giận thì cách tốt nhất là hãy giữ im lặng lúc đó. Sau một buổi tối suy nghĩ, hai bạn có thể tiếp tục cuộc trò chuyện vào sáng hôm sau để tránh những tổn thương về lời nói do cơn nóng giận gây ra.
Chọn thời điểm để nói chuyện
Hai người là hai cá thể khác nhau, vậy nên sẽ có những lúc bạn và anh ấy sẽ có những quan điểm đối lập trong công việc, gia đình, cách chăm sóc con cái. Những lúc như vậy nếu muốn để anh ấy lắng nghe ý kiến của bạn thì bạn nên khéo léo chọn thời điểm thích hợp, đó có thể là vào buổi tối khi con cái đã đi ngủ và anh ấy cũng đã rời mắt khỏi tờ báo, hoặc vào buổi sáng sớm khi tinh thần anh ấy đang trong lúc thoải mái nhất.