Đôi môi dù sẽ bớt sưng khi dùng thuốc sau đó, tuy nhiên, hình ảnh sưng tều gấp 3-4 lần kích thước môi gốc không khỏi làm nhiều người bỏ luôn ý định phun môi đón Tết. Chuyên gia nhắn nhủ 1 điều quan trọng.
Câu chuyện phun môi thẩm mỹ đã không còn là đề tài xa lạ đối với chuyên mục làm đẹp của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, chính vì nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao cũng kéo theo nhiều tai nạn xảy ra. Có không ít số đó khiến người xem vừa thấy thương nhưng cũng không nhịn được cười. Màn phun môi đón Tết đang được dân tình bàn tán xôn xao trên một cộng đồng làm đẹp dành cho các chị em dưới đây là một ví dụ.
Nội dung đơn giản và ngắn gọn: "Làm quả môi sương sương ăn Tết" nhưng kết quả nhận về lại không như thế. 2 ca làm môi nhưng tều nhận về hơn 1.400 bình luận từ netizen Việt.
Thoạt nhìn có thể thấy cô nàng này cũng rất chăm chút cho diện mạo của mình khi đã thực hiện cắt/nhấn mí. Tuy nhiên, khi tới lượt làm môi thì đôi môi bị sưng nề, tều lên biến dạng.
Cô nàng ở bên dưới đây bớt sưng nề hơn nhưng tình trạng cũng chẳng khả quan cho lắm. Đôi môi được phun màu căng mọng bóng bẩy tưởng chừng chỉ có trong photoshop nhưng đã xảy ra không ít ở trong đời thực.
Bên dưới bài đăng, dân tình được dịp bàn tán xôn xao. Có nhiều người đang có ý định đi làm môi đón Tết liền phân vân, dè chừng. Người lại xuýt xoa, nghỉ luôn ăn Tết hay "môi như quả chuối mắn, sợ".
Tuy nhiên, bình luận chiếm số đông khá nhiều phải kể đến đó là sự đồng cảm của chị em đã từng làm. Có người còn cho rằng, môi mình khi làm xong cũng giống y như hình.
Theo chuyên gia phun xăm thẩm mỹ Hoàng Cẩm Vân, người có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này cho hay. Sưng sau phun có nhiều lí do. Thứ nhất là viêm, đó chính là tình trạng kháng nguyên lạ xảy ra đối với cơ thể khi có tác động vật lý của mực và kim xăm lên da. Khi sưng nhẹ là biểu hiện bình thường của việc viêm tạm thời. Nếu tình trạng sưng diễn ra trong thời gian dài thì rõ là đôi môi đã bị viêm.
Thứ hai, khi phun xăm, có quá trình ủ tê trước đó, nếu chất ủ kém chất lượng sẽ làm cho da bì lên, khó ăn mực hơn. Do đó, cần ở người thợ kĩ thuật chuyên môn cao, không phải cứ đè da môi và đi kim.
Hoặc cũng có thể là do cơ địa mỗi người, chỉ cần vẽ lên người bằng đầu tăm thôi, một lúc sau cũng sẽ bị sưng. Điều đó dẫn đến câu chuyện cần tranh luận chính là tình trạng các thợ xăm còn non tay nghề nhưng vẫn bạo gan đi thực hành và làm bừa. Phun xăm môi cũng cần phải thấu hiểu tình trạng da. Tuỳ thuộc vào da mà có cách đi kim khác nhau, chỉ cần đi 1 vùng diện tích nhỏ là đã có thể nhận ra và điều chỉnh kĩ thuật hợp lý.
Trường hợp viêm sưng như trên cần phải sử dụng thêm thuốc bôi giảm sưng viêm tại chỗ và ngậm thuốc uống kháng sinh dưới lưỡi để chống phù nề.
Ngày nay có rất nhiều các spa "cỏ" mọc ra nhan nhản, thợ phun xăm không có nhiều kinh nghiệm xử lý nhưng vẫn hành nghề nhiều vô kể. Trong số đó, ít nơi mới tuân thủ đúng quy tắc thăm khám trước khi làm. Đó là làm khảo sát xem liệu khách hành có bệnh lý về tiểu đường, tim, có bị dị ứng mực hay các chất như Lidocain và Adrelanin hay không để có cách sắp xếp phù hợp.
Với những người hay bị dị ứng theo thời tiết, hay bị nổi mẩn, mày đay theo mùa, ít nhiều sau khi làm sẽ bị sưng nề hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu đảm bảm mực, ủ tê chất lượng cùng kỹ thuật đi kim ổn định thì đôi môi sau đó sẽ nhanh chóng trở về trạng thái tự nhiên.
Đôi môi được làm đúng và chuẩn quy trình sau khi vừa dứt kim cũng không bị sưng nề hay xảy ra tình trạng bị bầm máu.
Chị em nên tuân thủ lời dặn dò kiêng cữ cũng như thoa dưỡng môi đều đặn để đôi môi bong ra đúng màu mong muốn.