Cơ quan này bị nhiều người bỏ qua khi vệ sinh máy giặt.
Khi nói đến việc vệ sinh máy giặt, 90% mọi người nghĩ đến việc vệ sinh lồng giặt bên trong đầu tiên. Trên thực tế, ngoài lồng giặt bên trong còn có một số nơi ẩn chứa cặn bẩn, vi khuẩn nhưng chúng thường bị bỏ qua. Một khi máy giặt hoạt động, vi khuẩn và cặn bẩn có thể bị đẩy lại bên trong lồng giặt khiến quần áo giặt không sạch.
Bên dưới góc phải hoặc góc trái máy giặt thường có cửa xả nước thải, nhưng lại bị nhiều người bỏ qua khi vệ sinh máy giặt. Nếu không vệ sinh sạch sẽ cửa xả nước thải sẽ có hàng triệu vi khuẩn tích tụ bên trong máy giặt, khiến quần áo giặt thế nào cũng không sạch, bám đầy vi khuẩn và cặn bẩn, từ đó có thể gây ra một số bệnh về da, ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta.
Để vệ sinh “cơ quan” này, bạn hãy dùng vật nhọn cẩn thận mở nắp cửa xả nước ra. Bên trong bạn sẽ thấy một ống nước thải nhỏ. Trên đó có phần “lẫy”, nhấn vào đó nước bẩn sẽ chảy ra ngoài. Việc của bạn lúc này là hãy lấy một chiếc cốc hoặc đồ vật gì đó để hứng nước, tránh làm bẩn sàn nhà. Tuy vào việc bạn có làm việc này thường xuyên hay không mà màu sắc và mùi của nước thải chảy ra sẽ khác nhau.
Nếu thấy bụi bẩn tích tụ ở bộ phận này, bạn nên dùng bàn chải đánh răng cũ để cọ rửa, lau chùi, như vậy sẽ sạch sẽ hơn. Vệ sinh cửa xả nước thải mỗi tháng một lần có thể nâng cao hiệu quả giặt giũ và kéo dài tuổi thọ của máy giặt.
Ngoài cơ quan này, khi vệ sinh máy giặt bạn cần làm sạch cả những vị trí sau:
- Lớp cao su ở cửa máy giặt
Đây cũng là vị trí thường bị bỏ qua khi vệ sinh máy giặt. Khi vạch lớp cao su ở cửa máy giặt ra, bạn sẽ thấy bên trong có một lớp cặn bẩn và khá nhầy nhụa. Vị trí này thường xuyên bị đọng nước lại, ẩm ướt nên dễ sinh sôi vi khuẩn, làm bẩn máy giặt và tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người.
Hãy pha bột giặt với nước ấm theo tỷ lệ 1:1, hoặc pha giấm trắng với baking soda, thoa dung dịch này lên bề mặt gioăng cao su. Đợi khoảng 15-20 phút rồi lau chùi thật kỹ càng để loại bỏ lớp bụi bẩn hoặc rêu mốc bám vào gioăng cao su. Sau đó dùng khăn sạch lau lại là được.
- Bộ lọc cặn máy giặt
Bộ lọc cặn máy giặt có chức năng ngăn các chất bẩn và xơ vải chui vào ống xả gây tắc nghẽn nước. Nếu để lâu ngày không được vệ sinh thì quần áo sau khi giặt không thơm, thậm chí có mùi khó chịu và đôi khi dính những bụi vải li ti, gây ngứa ngáy, kích ứng da.
Do đó, việc làm sạch bộ lọc cặn máy giặt thường xuyên là việc làm rất cần thiết. Bạn chỉ cần tháo bộ phận này ra, dùng bàn chải đánh răng cũ cọ rửa sạch sẽ trước khi lắp lại là được.
- Ngăn đựng bột giặt
Đây cũng là một trong những nơi vi khuẩn dễ sinh sôi, vì vậy cần làm sạch thường xuyên. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần tháo ngăn đựng bột giặt ra và cọ rửa như bình thường là được.
Nếu cặn bột giặt bám quá chặt, hãy hòa tan một ít nước tẩy với nước rồi ngâm hộp đựng bột giặt qua đêm. Sáng hôm sau, hãy vớt ra và rửa sạch lại bằng nước rửa chén hay bột giặt là được.