Khi độ ẩm ngoài trời quá cao, việc mở cửa sổ có thể khiến hơi ẩm lọt vào phòng, làm tăng độ ẩm trong nhà.
Việc mở cửa sổ để thông gió là rất cần thiết, việc này giúp cải thiện sự lưu thông không khí trong nhà, đồng thời giảm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó cải thiện chất lượng không khó, giúp con người cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, có những thời điểm tuyệt đối không nên mở cửa sổ để thông gió.
1. Không nên mở cửa sổ vào lúc sáng sớm
Vào sáng sớm khi mặt trời chưa mọc, cây cỏ cũng đang trong trạng thái “ngủ”. Lúc này, sau một đêm “nghỉ ngơi”, nồng độ carbon dioxide trong cây đạt đến đỉnh điểm trong ngày. Vì vậy, việc mở cửa sổ để thông gió và hít thở không khí trong lành vào thời điểm này là hoàn toàn vô nghĩa.
Đây cũng là thời điểm nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí tương đối cao, độ ẩm không khí cũng cao. Vì vậy, tình trạng ô nhiễm không khí ngoài trời lúc này có thể nghiêm trọng hơn trong nhà.
Ngoài ra, nhiệt độ vào sáng sớm tương đối thấp, việc mở cửa sổ đột ngột có thể khiến không khí lạnh tràn vào phòng (nhất là vào mùa đông) khiến nhiệt độ phòng giảm mạnh, gây cảm lạnh hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
Vì vậy, chỉ nên mở cửa sổ khi mặt trời đã mọc để chất lượng không khí được tốt hơn.
2. Không nên mở cửa sổ khi trời nhiều mây
Trong thời tiết sương mù, nồng độ các hạt bụi mịn trong không khí rất cao, những hạt bụi này có hại cho sức khỏe con người. Nếu mở cửa sổ vào thời điểm này, chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào phòng và gây nguy hiểm cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn.
Trong trường hợp này, nên sử dụng máy lọc không khí để cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
3. Không nên mở cửa sổ khi nhiệt độ quá thấp
Khi nhiệt độ ngoài trời quá thấp, việc mở cửa sổ có thể khiến không khí lạnh tràn vào phòng khiến mọi người cảm thấy lạnh. Điều này có thể khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm và dễ bị cảm lạnh hơn.
Vì vậy, khi nhiệt độ quá thấp, nên sử dụng điều hòa hoặc máy sưởi để điều chỉnh nhiệt độ trong nhà thay vì mở cửa sổ để thông gió.
4. Không nên mở cửa sổ khi độ ẩm quá cao
Khi trời nồm ẩm, tường và sàn nhà đổ mồ hôi, nhiều người sẽ mở cửa sổ ra với hy vọng gió vào nhà sẽ giúp nhà khô ráo hơn. Nhưng thực tế việc này là sai lầm.
Khi độ ẩm ngoài trời quá cao, việc mở cửa sổ có thể khiến hơi ẩm lọt vào phòng, làm tăng độ ẩm trong nhà. Điều này có thể dẫn đến nấm mốc phát triển, gây nguy hiểm cho sức khỏe gia đình bạn.
Trong trường hợp này, nên sử dụng máy hút ẩm hoặc đặt một chậu than củi dưới gầm giường, góc nhà để giảm độ ẩm trong nhà và giữ cho căn phòng luôn khô ráo.
5. Vào giờ cao điểm buổi sáng và buổi tối
Việc mở cửa sổ vào 2 thời điểm này ở thành phố, nơi có mật độ dân cư đông đúc là điều không nên. Như chúng ta đã biết, giờ cao điểm để đi lại là từ 7 đến 9 giờ sáng và từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối.
Lưu lượng giao thông trong 2 khoảng thời gian này rất đông đúc, nên lượng khí thải xe cộ thải ra không khí rất cao. Nếu mở cửa sổ để thông gió vào thời điểm này, các chất ô nhiễm trong khí thải xe cộ sẽ len lỏi vào phòng, tác động tiêu cực đến hệ hô hấp cũng như hệ miễn dịch của con người. Đặc biệt là người già, trẻ em, phụ nữ có thai và người mắc bệnh mãn tính là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm này.
Ngoài 5 khoảng thời gian kể trên, còn có một số tình huống khác mà bạn cần chú ý đến vấn đề mở cửa sổ. Ví dụ, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như gió, mưa, tuyết rơi, việc mở cửa sổ có thể khiến nước mưa, bụi,… lọt vào phòng, ảnh hưởng đến môi trường trong nhà.