Thời gian ngâm khoảng 1 ngày đêm, rồi sau đó mang phơi khô là xong.
Thớt gỗ là loại thớt khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong mọi nhà bếp. Ưu điểm của nó là có độ đàn hồi, nặng, giúp băm chặt thức ăn dễ dàng. Tuy nhiên, sử dụng thớt gỗ lại có nhược điểm là dễ cong, nứt, thấm mùi nguyên liệu và thấm nước, lâu sẽ bị rỉ và mốc. Yên tâm, với các lưu ý sau thớt của mọi người sẽ luôn chắc như lúc mới mua về.
1. Ngay sau khi mua về nhà
Khi mới mua về, bạn ngâm thớt trong nước muối mặn theo tỷ lệ 200g muối/1lít nước. Thời gian ngâm khoảng 1 ngày đêm, rồi sau đó mang phơi khô. Việc ngâm nước muối vừa làm sạch bề mặt gỗ vừa làm cho thớt có đủ độ ẩm, thớt sẽ không thấm nước nhiều hay dễ rạn nứt khi sử dụng. Sau đó phơi khô thoáng. Điều này giúp thớt có đủ độ ẩm, không bị rạn nứt về sau.
2. Để thớt trong môi trường khô, nóng và tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời
Thớt gỗ khi được xẻ tấm ra rồi để nơi khô, nóng trong môi trường tự nhiên sẽ xảy ra hiện tượng bị rạn nứt hoặc được phun hóa chất (PU, Sơn..) để bảo quản. Vì vậy, lời khuyên dành cho các gia đình nên mua thớt về nên nấu nướng và sử dụng thường xuyên để thớt của chúng ta luôn giữ được độ ẩm. Đối với những gia đình không thường xuyên sử dụng thớt thì sau khi dùng, mọi người rửa sạch thớt rồi bọc nilon kín lại, hạn chế những nơi trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
3. Khử trùng thớt gỗ
Cứ khoảng vài tuần, bạn nên thực hiện các cách khử trùng sau đây để giữ thớt gỗ luôn sạch sẽ: Đầu tiên, rắc một ít muối lên bề mặt thớt, sau đó dùng ½ trái chanh trà lên thớt. Thớt sẽ sạch và chống được vi khuẩn. Sau đó rửa sạch và lau khô thớt bằng khăn mềm. Hoặc có thể rót giấm lên cả hai bề mặt thớt rồi dùng khăn lau khô.
Để thớt không bị mùn hay có mùi khó chịu. Thay vì sử dụng các loại tẩy rửa bằng hóa chất, các bạn nên dùng các chất tẩy rửa tự nhiên như: Chanh, muối, giấm trắng, nước sôi chà qua trên mặt thớt rồi phơi nơi khô thoáng. Thớt sẽ không bị mốc, mùi hay bị mùn nữa.
4. Lưu ý sau khi sử dụng
Để thớt không bị mùn hay có mùi, sau khi sử dụng, bạn nên chà rửa thớt bằng một ít nước rửa bát hoặc chanh tươi. Sau đó, bạn lau khô và treo thớt ở nơi khô thoáng để ngăn ngừa nấm mốc.
Tránh ấn dao quá mạnh khiến các vết dao hằn trên mặt thớt, tạo thành những khe hở cho vi khuẩn sống, đồng thời làm thớt nhanh cũ.
Khi thớt bị ố, ngả màu, bạn nên ngâm thớt trong giấm, nước cốt chanh trong vòng hai giờ, rửa sạch lại bằng nước rửa bát, tráng nước sôi để làm thớt sạch và mới lại, giúp kéo dài tuổi thọ của thớt.
Trước khi sử dụng để cắt thực phẩm (chín) nên tráng thớt qua nước sôi. Sau khi chế biến thực phẩm, dùng khăn sạch ngâm vào hỗn hợp nước rửa bát với nước nóng, rồi chùi trên bề mặt thớt. Lặp đi lặp lại cho đến khi thớt sạch, rửa lại bằng nước sạch và treo lên nơi khô thoáng.