Đã có lúc, bếp từ gần như trở thành "đứa con cưng" của căn bếp.
Trong số các thiết bị nhà bếp, bếp từ được rất nhiều người yêu thích bởi nhiều ưu điểm như tính năng dễ sử dụng, tốc độ làm nóng nhanh giúp tiết kiệm thời gian đun nấu. Ngoài ra, bếp từ còn khá an toàn, không phải lo lắng về vấn đề rò rỉ gas hoặc ngộ độc khí carbon monoxide vì nó không sử dụng khí đốt.
Đã có lúc bếp từ gần như trở thành "đứa con cưng" của căn bếp. Tuy nhiên, có những người dù có "cho tiền" cũng không muốn mua bếp từ về dùng vì 5 nguyên nhân dưới đây:
1. Bếp từ kén nồi
Lý do đầu tiên khiến nhiều người không thích dùng bếp từ đó chính là thiết bị nhà bếp này khá kén nồi. Rất nhiều trường hợp bếp từ sẽ không nhận nồi và bạn sẽ phải sử dụng các chất liệu nồi, chảo phù hợp.
Cụ thể, nồi đồng hoặc nồi nhôm, nồi gang sẽ không thể sử dụng được trên bếp từ. Hoặc, nếu đáy nồi không bằng phẳng thì đặt trên bếp từ cũng không dùng được.
Bếp từ chỉ sử dụng được với các dụng cụ nhà bếp có đáy là kim loại, có từ tính. Nếu đang dùng bếp gas hoặc bếp điện mà chuyển sang bếp từ, bạn sẽ phải mua một bộ nồi mới có đáy nhiễm từ hoặc dụng cụ chuyển nhiệt. Điều này khiến bạn tiêu tốn thêm một khoản chi phí không nhỏ.
2. Dễ cháy đáy nồi
Lý do thứ hai khiến bếp từ ngày càng ít được sử dụng là vì nó dễ khiến đáy nồi bị cháy. Bếp từ sinh nhiệt qua bề mặt nên khi bề mặt tiếp xúc với đáy nồi thì khả năng tản nhiệt tương đối lớn.
Khi đó, nhiệt độ của đáy nồi sẽ tăng nhanh so với xung quanh nồi. Trong quá trình nấu ăn, nếu không xào kịp thời, chúng ta sẽ thấy đáy nồi bị cháy. Điều này có thể khiến thức ăn có mùi khét, khó làm sạch nồi và dễ khiến nồi bị mòn do phải cọ mạnh nhiều lần để tẩy vết cháy dưới đáy nồi.
3. Gián đoạn nấu ăn khi mất điện
Đây chính là một trong những điều khiến người dùng lo ngại khi sử dụng bếp từ. Nếu mất điện, bếp từ hoàn toàn không thể thay thế bằng bất kỳ thứ nhiên liệu nào khác, trừ khi nhà bạn có máy phát điện.
Tuy nhiên, nếu lượng điện từ máy phát điện quá thấp thì sẽ không đủ để cung cấp cho bếp từ hoạt động. Khi đó, quá trình nấu ăn của bạn sẽ bị gián đoạn, khiến người dùng khó chịu.
4. Kiểm soát nhiệt độ không chính xác
Lý do nữa khiến bếp từ ngày càng ít được sử dụng là do khả năng kiểm soát nhiệt độ của chúng không được chính xác. Mặc dù nhiệt độ trên bếp từ có thể điều chỉnh theo nhiều mức nhiệt độ khác nhau, nhưng ngay cả khi điều chỉnh nhiệt độ, bạn sẽ thấy hiệu quả chưa được như ý cho lắm.
Vì bản thân bếp từ có tốc độ làm nóng rất cao nên sau khi điều chỉnh nhiệt độ, bạn sẽ thấy sự thay đổi không đặc biệt lớn. Trong trường hợp này, chúng ta phải tiếp tục điều chỉnh nhiệt độ, thường thì sẽ ở nhiệt độ cao nhất hoặc thấp nhất. Dù nhiệt độ có được điều chỉnh ở mức cao nhất hay thấp nhất thì đôi khi vẫn không thể đạt được trạng thái lý tưởng mà chúng ta cần.
5. Giá thành khá cao
Bếp từ có nhiều mức giá khác nhau, có bếp đơn vài trăm nghìn đến 1 triệu nhưng cũng có những sản phẩm lên đến vài chục triệu đồng một chiếc. Đây cũng là một trong những nhược điểm của bếp từ, khiến nhiều người trăn trở khi mua.
Vậy nên sử dụng bếp từ, bếp ga, bếp điện hay bếp hồng ngoại?
Khi chọn bếp, người nội trợ nên dựa vào 3 tiêu chí như sau: đặc thù làm nóng của bếp, công suất và chi phí của bếp, độ sạch sẽ của bếp
- Tuỳ theo loại hình nấu yêu thích của gia đình mà chọn loại bếp phù hợp.
Gia đình nào hay ăn các món xào và rang thì nên dùng bếp ga. Bếp ga có lửa lên ngọn và bao phủ được hoàn toàn cả đáy và thành chảo. Kỹ thuật xào tốt trong một số món là khi lắc chảo, ngọn lửa còn liếm vô chảo để làm bốc hơi dầu mỡ và món ăn thơm ngon hơn. Tuy vậy, bếp ga rất dễ bị tạt lửa (đặc biệt khi bật quạt thông gió và máy hút mùi), nên khi nấu trong thời gian dài thì sẽ tiêu thụ nhiên liệu nhiều nhất trong ba loại bếp.
Nếu nhà bạn chuộng ăn đồ hầm thì nên dùng bếp từ. Bếp từ không thua bếp ga vì công suất lớn, đạt nhiệt độ cao rất nhanh. Tuy không có lửa ngọn nhưng có ưu điểm là khó gây cháy xém hơn lửa ga, khiến món ăn lành hơn. Về ninh và hầm, bếp từ tiếp xúc trực tiếp với đáy nồi nên không hề bị mất nhiệt, toàn bộ độ nóng được chuyền trực tiếp đến nồi. Bếp từ có chế độ chỉnh theo từng nấc cụ thể nên dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ ổn định khi nấu.
Bếp hồng ngoại cũng giống như bếp từ khi không dùng lửa ngọn mà dùng tia hồng ngoại truyền nhiệt qua bóng đèn halogen để làm nóng mặt bếp làm bằng kính chịu nhiệt. Do đó, các gia đình hay ninh, hầm, nấu canh thì nên sử dụng bếp hồng ngoại. Giá thành bếp hồng ngoại đắt hơn bếp từ nhưng linh hoạt hơn do không cần sử dụng bộ nồi đi kèm.
Bếp điện kém nhất khi sử dụng để nấu ăn. Làm nóng lâu và nhiệt không liên tục, hừng hực như ga, khi đảo lắc thì độ nóng không ổn định. Bếp điện hầm và ninh ổn nhưng tốn điện hơn hẳn so với bếp từ.
- Về công suất và chi phí của bếp:
Bếp từ có khoản đầu tư ban đầu cao hơn so với hai loại bếp còn lại và cần mua bộ nồi đi kèm. Tuy nhiên, nếu nấu ăn hàng ngày cho một gia đình bốn người thì bếp từ tiết kiệm nhất. Tiết kiệm cả điện năng và thời gian nấu.
Bếp ga có giá thành rẻ nhưng gia đình phải liên tục thay ga khi hết bình. Nhiều chị em từng rơi vào tình trạng dở khác dở cười khi đang nấu ăn dở bỗng dưng hết ga. Tuy nhiên, bếp ga rất nguy hiểm vì nguy cơ cháy nổ cao hơn hai loại còn lại do rò rỉ bình ga, dây dẫn. Thêm vào đó, bình ga khá cồng kềnh và chiếm hẳn mộ ngăn của tủ bếp nên không phù hợp cho các gia đình có diện tích nhỏ.
Bếp điện tốn nhiều thời gian nấu nướng và chi phí nhất. Dùng bếp điện cùng côg xuất với bếp từ mất gấp đôi thời gian nấu nướng và gấp 3 lần khoản tiêu thụ điện.
Bếp hồng ngoại đắt nhất trong các loại bếp nhưng linh hoạt hơn bếp từ vì không cần mua bộ nồi đi kèm. Thực phẩm nấu bằng bếp hồng ngoại nhanh hơn bếp gas và bếp điện 50%. Nấu bếp hồng ngoại cũng tiết kiệm đến 75% năng lượng tiêu thụ so với bếp ga và bếp điện.
- Độ sạch sẽ và an toàn
Bếp từ có mặt phẳng tuyệt đối nên dễ lau chùi và không sợ nước. Tuy nhiên, khi lắp đặt bếp âm thì nên chú ý đường keo kết dính giữa bếp và mặt bàn để nước không thấm vào mối nối. Bản thân mặt bếp không nóng, nhiệt độ ngắt ngay khi nhấc nồi từ ra khỏi mặt bếp. Khi làm trào thức ăn hay bắn lên mặt bếp thì thức ăn sẽ dính ở trên mặt bếp. Bạn chỉ cần lau bằng dung dịch và vải ẩm là sạch bong. Mặt bếp ít khi bị xước.
Mặt bếp hồng ngoại còn nóng lâu sau khi nấu nên cần cẩn thận trong gia đình có trẻ nhỏ. Bất cứ khi nào có nước hoặc chất lỏng đọng lên mặt bếp, bạn chỉ cần lấy khăn cotton lau nhẹ là sạch. Tuy nhiên, các bà nội trợ khi lau chùi cũng phải chờ đợi cho mặt bếp nguội hẳn. Hơn nữa, do mặt bếp sử dụng kính chịu nhiệt nên bạn cần cẩn thận khi đặt nồi, chảo lên bếp tránh cho mặt bếp khỏi trầy xước và nứt vỡ.
Bếp ga rất khó làm vệ sinh, lau chùi đánh rửa mất thời gian, khó sạch. Lắp đặt bếp ga nếu cho đường ga chạy âm tường thì khó bảo dưỡng mà dòng dây ga trực tiếp qua thì mặt bàn bếp có lỗ, không kín. Nước và thức ăn bụi bặm dễ rơi xuống dưới. Mỗi lần phải lau dọn cả bếp nấu và ngăn bên dưới.
Bếp điện càng cọ rửa càng gây xước và càng dễ bị bám dính. Bếp cũ nhanh và nhìn thấy rõ.