Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng vỏ gối 7 ngày chưa giặt nhiều vi khuẩn gấp 17.000 lần nắp bồn cầu. Vậy là, mỗi buổi tối sau khi rửa mặt và đánh răng, bạn có thể đắm mình trong một biển vi khuẩn.
I. Chúng ta đang ngủ trên ổ vi khuẩn?
Nghiên cứu được thực hiện bởi Amerisleep đã so sánh số lượng vi khuẩn trên vỏ gối với các đồ vật khác trong nhà. Các tình nguyện viên đã ngừng vệ sinh giường của họ trong 4 tuần để theo dõi số lượng vi khuẩn phát triển. Kết quả nghiên cứu được thể hiện như sau:
- Tuần thứ 1: 3 triệu vi khuẩn, nhiều gấp 17,442 lần bệ ngồi toilet (172 CFU).
- Tuần thứ 2: 5.98 triệu vi khuẩn, nhiều gấp 332 lần tay vặn vòi rửa (18,000 CFU).
- Tuần thứ 3: 8.51 triệu vi khuẩn, nhiều gấp 405 lần bồn rửa bát (21,000 CFU).
- Tuần thứ 4: 11.96 triệu vi khuẩn, nhiều gấp 39 lần bát đựng thức ăn cho thú cưng (306,000 CFU).
Nghiên cứu được thực hiện bởi Amerisleep
Nghiên cứu cho thấy rằng chỉ sau 1 tuần sử dụng, vỏ gối được phát hiện có lượng vi khuẩn cao gấp 17 nghìn lần so với bệ ngồi trong nhà vệ sinh. Trong khi vỏ gối không được giặt trong 4 tuần có lượng vi khuẩn gấp 39 lần so với bát ăn dành cho thú cưng.
Không có gì ngạc nhiên khi giường của chúng ta là nơi sinh sản của vi khuẩn. Con người thải ra khoảng 15 triệu tế bào da mỗi đêm, những tế bào này tạo điều kiện hoàn hảo cho vi khuẩn sinh sôi.
Nếu bạn đã cảm thấy khó chịu, bạn có thể muốn bỏ qua sự thật tiếp theo này. The Sleep Council ước tính rằng có tới 1/10 trọng lượng của một chiếc gối chưa bao giờ được giặt là vảy da người, nấm mốc, mạt bụi,... Bây giờ chúng ta đã xác định được một thực tế rằng chiếc gối êm ái có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn những gì có thể tưởng tượng.
Cũng trong nghiên cứu trên, có 4 chủng vi khuẩn chính thích biến vỏ gối thành ngôi nhà mới của chúng. Loại phổ biến nhất (hơn 41%) là gram âm dạng que. Những vi khuẩn này thường gây viêm phổi và các loại nhiễm trùng khác. Ngoài ra, phần lớn các trực khuẩn gram âm rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, theo CDC. Vỏ gối giành vị trí đầu tiên cho cả trực khuẩn (gần 25%) và cầu khuẩn gram dương (gần 12%). Những vi khuẩn truyền nhiễm này là thứ của những cơn ác mộng.
II. Làm thế nào để giữ gối luôn sạch sẽ?
1. Luôn sử dụng vỏ gối
Vỏ gối không che chắn được 100% bụi bẩn và giữ ruột gối của bạn sạch sẽ mãi mãi nhưng chúng giảm thiểu một số lượng lớn các vết bẩn tích tụ. Giặt vỏ gối hàng tuần cũng là cách đơn giản để ngăn ruột gối bị bẩn trầm trọng.
2. Nên chọn loại vỏ gối tốt
Với những loại vỏ bọc tốt, bạn chỉ cần vệ sinh chúng thường xuyên còn ruột gối 3-5 năm giặt 1 lần. Nếu ruột gối đã quá cũ, ố vàng nặng hoặc thời gian sử dụng dài, hãy cân nhắc đến việc thay gối mới.
3. Dùng vỏ gối bằng cotton
Các loại vỏ gối bằng polyester khá bí, gây đổ mồ hôi khi ngủ, khiến ruột gối dễ ố vàng hơn. Sử dụng chất liệu cotton hoặc vải lanh để da dễ thở và ít đổ mồ hôi, giúp ruột gối sạch lâu hơn, tiết kiệm công sức giặt giũ.
4. Đặc biệt lưu ý với gối của trẻ em
Trẻ nhỏ từ 5-10 tuổi rất hiếu động, nhanh ra mồ hôi khiến gối nhanh bốc mùi và ố vàng nên gối cần được giặt 2 lần/tuần để đảm bảo luôn sạch sẽ và kháng khuẩn.
5. Tắm rửa sạch sẽ trước khi lên giường
Sau một ngày ở ngoài đường đầy bụi bẩn và ra nhiều mồ hôi, bạn không nên nằm ngay lên giường mà hãy tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn có hại, đảm bảo sức khỏe lâu dài.
6. Giặt và phơi ruột gối vào những ngày có nắng
Ruột gối có độ dày lớn nên không nhanh chóng phơi khô sẽ dễ bị ẩm mốc và bốc mùi khó chịu. Nếu phơi bóng râm dễ gây chuyển màu gối và không đảm bảo chất lượng. Bạn hãy chọn những ngày có nắng để giặt gối giúp gối khô hoàn toàn và khử khuẩn hiệu quả.
7. Không lấy gối làm bàn để thức ăn
Khi bạn mang đồ ăn đặt lên gối sẽ để lại các mảnh vụn thức ăn trên đó. Chúng sẽ phân hủy và thu hút vi khuẩn, mạt bụi, rệp và gây ra các vết bẩn cứng đầu. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân của các phản ứng dị ứng, cản trở giấc ngủ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
8. Làm sạch vết bẩn ngay khi phát hiện
Một trong những nguyên nhân khiến ruột gối cực kỳ bẩn là do tích tụ nhiều vết bẩn theo thời gian. Nếu vô tình làm đổ bất cứ thứ gì nên gối, bạn nên vệ sinh ngay hoặc giặt luôn để ngăn chúng trở thành vết ố.
III. Vệ sinh các loại ruột gối theo chất liệu
1. Ruột gối bông
Đây là chất liệu không có khả năng kháng khuẩn, dễ bám bụi bẩn, khó làm sạch được nên rất dễ bị ố vàng. Vì vậy, gối bông cần được giặt 1-2 tháng một lần, đồng thời cần thay gối mới sau nhiều tháng sử dụng vì tuổi thọ của chất liệu này không cao.
2. Ruột gối cao su (latex và memory foam)
Những loại ruột gối bằng cao su latex hay memory foam không nên giặt bằng máy sẽ dễ bị hư. Bạn có thể vệ sinh chúng bằng các loại máy hút bụi chuyên dụng cho sofa và nệm để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
3. Ruột gối polyester và lông vũ
Chất liệu này có thể bỏ vào máy giặt và dùng chế độ giặt nhẹ với nước nóng. Sau khi giặt, bạn hãy phơi ruột gối ở chỗ nhiều nắng để ánh sáng mặt trời loại bỏ các loại nấm mốc, ve và vi khuẩn. Kể cả khi không giặt, bạn vẫn nên phơi gối dưới nắng để kiểm soát vi khuẩn 1 tháng/lần.
IV. Mẹo giặt gối để đánh bay vết ố vàng
Khi giặt gối bằng bột giặt thông thường, các chất bẩn khó bị loại bỏ và vẫn có thể bám chặt vào từng thớ vải. Trong khi đó, giấm trắng có tác dụng kháng khuẩn và làm sạch mà lại lành tính. Khi bạn ngâm gối với một chút giấm sẽ giúp làm mềm vải và bong ra các vết bẩn cứng đầu, giúp tẩy sạch các vết ố, trả lại màu sắc ban đầu cho ruột gối.
Giấm trắng có tác dụng kháng khuẩn và tẩy trắng hiệu quả
1. Mẹo giặt ruột gối bằng tay
- Chuẩn bị:
+ 1/2 thìa bột giặt
+ 1/2 cốc giấm trắng
+ 1/2 cốc baking soda
+ Nước ấm
- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Hòa tan toàn bộ hỗn hợp trong nước ấm.
+ Bước 2: Ngâm ruột gối trong dung dịch này khoảng 20-30 phút để làm mềm vải và bong các vết bẩn.
+ Bước 3: Dùng tay xoa và bóp vỏ gối nhiều lần để các vết bẩn trôi ra ngoài.
+ Bước 4: Giặt lại nhiều lần bằng nước sạch cho đến khi hết bọt.
+ Bước 5: Phơi ruột gối dưới trời nắng để đảm bảo khô hoàn toàn.
2. Mẹo giặt ruột gối bằng máy giặt
- Chuẩn bị:
+ Baking soda
+ Bột giặt
+ Nước rửa bát
+ Giấm trắng
+ Nước ấm
- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Cho nước vào một nửa lồng giặt với tỉ lệ 3 lạnh : 1 nóng.
+ Bước 2: Cho nước rửa bát, giấm, baking soda và bột giặt vào theo tỉ lệ 1: 1: 1: 2.
+ Bước 3: Cho gối vào bên trong lồng giặt, nhấn nút khởi động để máy giặt hoạt động như bình thường.
+ Bước 4: Khi máy chuẩn bị xả nước lần đầu tiên, hãy nhấn nút tạm dừng và để ngâm khoảng 20-30 phút.
+ Bước 5: Đảo chiều bộ chèn gối và tiếp tục hoàn thành chu trình giặt.
+ Bước 6: Phơi ruột gối dưới trời nắng để đảm bảo khô hoàn toàn.
V. Các câu hỏi thường gặp khi giặt gối
1. Giặt gối bằng máy giặt có an toàn không?
Ngoại trừ cao su và memory foam, hầu hết các gối đều có thể giặt máy tại nhà bằng một chu trình nhẹ nhàng và chất tẩy rửa yếu, lành tính. Nếu gối được chú thích rõ ràng là Có thể giặt máy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm với việc đặt chúng vào lồng giặt. Việc giặt gối trong máy nên đảm bảo nguyên tắc cân bằng và không dư thừa quá nhiều khoảng trống, giúp gối không bị hỏng cấu trúc.
2. Khi nào nên vứt bỏ một chiếc gối?
Nếu chiếc gối của bạn không có khả năng nâng đỡ hoặc làm bạn dễ chịu khi ngủ, hay vứt luôn chúng đi. Ngoài ra, khi gối đã quá bẩn và hôi mà không thể loại bỏ hoàn toàn mặc dù bạn đã giặt chúng một cách kỹ lưỡng thì cũng nên thay thế.
Thông thường, gối có thể sử dụng từ 1-3 năm với hàng chất lượng cao, gối cao su có thể lên tới 8-9 năm. Nhưng gối giá rẻ ngoài vỉa hè thì chỉ có thể dùng trong khoảng vài tháng mà thôi.
3. Điều gì sẽ xảy ra nếu không giặt gối?
Những chiếc gối không được vệ sinh sẽ tích tụ nấm mốc, mạt bụi, vi khuẩn và gây bệnh cho bạn. Việc hít phải những chất gây ô nhiễm mỗi đêm như vậy có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đau họng, đau đầu và nghẹt mũi, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
4. Bao lâu thì nên giặt gối một lần?
Thông thường, gối nên được giặt mỗi tháng 1 lần hoặc 2 tháng một lần. Cứ sau 6 tháng, bạn phải giặt thật kỹ chúng.