"Chúa đất" của Đỗ Bích Thúy: "Bớt lóng lánh nhưng sâu sắc hơn"

Ngày 14/01/2016 15:10 PM (GMT+7)

Nhà văn Đỗ Bích Thúy vừa có buổi giao lưu với độc giả cùng các nhà phê bình về tiểu thuyết "Chúa đất".

Chiều qua (13/1), nữ nhà văn Đỗ Bích Thúy đã có buổi tọa đàm và giới thiệu tiểu thuyết Chúa đất với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và bạn đọc thân thiết tại Hà Nội. Đỗ Bích Thúy sinh năm 1975, được nhiều người biết đến với các sáng tác về đề tài miền núi như truyện ngắn: Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, Sau những mùa trăng, Ngải đắng ở trên núi... 

quot;Chúa đấtquot; của Đỗ Bích Thúy: quot;Bớt lóng lánh nhưng sâu sắc hơnquot; - 1

Đỗ Bích Thúy tại buổi giao lưu với độc giả "Chúa đất".

Chúa đất là cuốn tiểu thuyết thứ tư của chị, một cuốn sách lôi cuốn, hấp dẫn tới trang cuối cùng. Đây là sản phẩm của hư cấu trên nền cảm hứng về vùng Đường Thượng, Yên Minh, Hà Giang, nơi lưu truyền truyền thuyết Sùng Chúa Đà gắn liền với sự tích cây cột đá hành quyết ghê rợn, cũng là nơi có thung lũng đẹp nhất trên cao nguyên cực Bắc. 

Chúa đất được bình chọn giải Sách hay của Nhà xuất bản Phụ nữ và là một tác phẩm đang xác lập kỉ lục về thời gian ra đời: viết trong vòng 17 ngày và xuất bản trong vòng 1 tháng! Nhà văn Kiều Bích Hậu, bạn thân của tác giả cũng chia sẻ trong sự kinh ngạc: "Tôi ghen tị với Thúy bởi không hiểu vì sao cô ấy có thể viết một cuốn tiểu thuyết nhanh như thế. Trong khi tôi mất 7 năm cho một cuốn sách mà cứ hết giở ra lại đậy vào". 

quot;Chúa đấtquot; của Đỗ Bích Thúy: quot;Bớt lóng lánh nhưng sâu sắc hơnquot; - 2

Nhà sản xuất, đạo diễn Đỗ Thanh Sơn - người nhen nhóm cảm hứng viết sách "Chúa đất".

Tác phẩm vốn được phôi thai từ cuộc trò chuyện với nhà sản xuất, đạo diễn Đỗ Thanh Sơn về ý tưởng làm một bộ phim nên rất dễ hiểu nếu bạn đọc dễ dàng bắt gặp những trang văn đậm chất điện ảnh. Bản thân Đỗ Thanh Sơn cũng thừa nhận tại buổi tọa đàm rằng: "Nếu chúng tôi chuyển thể cuốn tiểu thuyết này lên màn ảnh thì đây là một bộ phim điện ảnh không mất quá nhiều thời gian cho phần kỹ thuật vì hình ảnh trong đó quá rõ rệt."

quot;Chúa đấtquot; của Đỗ Bích Thúy: quot;Bớt lóng lánh nhưng sâu sắc hơnquot; - 3

Nhà văn Sương Nguyệt Minh phát biểu: "Văn Đỗ Bích Thúy bây giờ bớt lóng lánh so với 20 năm trước nhưng sâu sắc hơn. Cô đã tạo ra một thế giới nhân vật có hình dáng, có cá tính. Một tác phẩm mà khắc họa thành công cá tính của 3 nhân vật (Bà Cả, Chúa đất và Vàng Sở) đã coi như là một cuốn tiểu thuyết thành công".

quot;Chúa đấtquot; của Đỗ Bích Thúy: quot;Bớt lóng lánh nhưng sâu sắc hơnquot; - 4

Nhà thơ Trương Hữu Quý thì cho biết: "Tôi bị ám ảnh bởi "nhân vật" Sùng Cắt, một con chim như người bạn thân của Chúa đất."

quot;Chúa đấtquot; của Đỗ Bích Thúy: quot;Bớt lóng lánh nhưng sâu sắc hơnquot; - 5

Nhà phê bình Bùi Việt Thắng nhận xét: "Đỗ Bích Thúy có lối văn hợp với cơ chế đọc hiện nay: hoạt, ngắn, khẩn trương, nhiều hình ảnh."

quot;Chúa đấtquot; của Đỗ Bích Thúy: quot;Bớt lóng lánh nhưng sâu sắc hơnquot; - 6

Nhà văn Ngô Tự Lập nêu cảm nhận: "Vài chục trang đầu, tôi nghĩ đây là một cuốn sách đáng đọc. Thêm mấy trang nữa, tôi cho rằng đây là một kiệt tác. Gấp sách lại, tôi tin đây là một cuốn sách hay."

Chúa đất khai thác mối quan hệ giữa vị chúa đất tàn bạo, ngang ngược, thích gái đẹp và yêu giọng hát như họa mi với những người phụ nữ mà mỗi người là một tính cách đặc biệt: bà Cả yêu chúa đất hết mực, luôn nghĩ cho chúa đất và vì chúa đất, tình yêu ấy đến tội nghiệp và đáng thương; Vàng Chở - Bà Tư bản lĩnh, dám sống và dám đấu tranh cho tình yêu, dù cuối cùng phải chết bằng cách treo lên cột đá vì dám phản bội chúa đất; Sùng Pà Xính xinh đẹp, tiếng hát như họa mi rộn ràng, nhất định không chịu sống cam chịu... 

quot;Chúa đấtquot; của Đỗ Bích Thúy: quot;Bớt lóng lánh nhưng sâu sắc hơnquot; - 7

Bìa sách "Chúa đất".

Bên cạnh việc thể hiện tính cách nhân vật đậm cá tính Mông, trong tiểu thuyết, tác giả còn vẽ lên bức tranh thiên nhiên, văn hóa, điệu hát Mông trên vùng đất Hà Giang tuyệt đẹp. Một lần nữa, khẳng định Đỗ Bích Thúy là cây bút có sở trường về đề tài miền núi và thân phận người phụ nữ.

Hà Linh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tác giả nổi bật