"Tâm và lửa" của một chương trình xã hội 16 năm tuổi

Ngày 23/05/2015 08:00 AM (GMT+7)

Làm công tác xã hội vốn là công việc khó, duy trì suốt 16 năm lại càng là một nỗ lực phi thường. Thật nể phục khi có dịp trò chuyện với Bác sĩ Nguyễn Lang Thanh – người đã đồng hành cùng dự án “Bảo vệ nụ cười Việt Nam” và P/S suốt cả chặng đường dài.

Chào Bác sĩ, 16 năm là con số “đáng nể” cho một chương trình xã hội. Khi nhìn lại, chị và các đồng sự cảm thấy mình được gì và mất gì?

BS: Được nhiều và cũng có mất đấy (cười)! Được niềm tự hào về chính bản thân mình vì đã mang đến những kiến thức thực tiễn cho hàng chục triệu người dân Việt Nam, giúp họ nhận thức được rõ ràng hơn về sức khỏe răng miệng và thói quen chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày. Cái mất đi là thời gian dành cho cá nhân và những dự định riêng. Thế nhưng, khi nhìn lại tôi chưa bao giờ thấy tiếc cả. Vì những điều mình đạt được to lớn và ý nghĩa hơn gấp nhiều lần so với những điều mất đi.

quot;Tâm và lửaquot; của một chương trình xã hội 16 năm tuổi - 1

BS Nguyễn Lang Thanh đã góp phần mang đến những kiến thức thực tiễn cho trẻ em Việt Nam

Suốt chặng đường dài như vậy, giả sử nếu đem những thuận lợi và khó khăn ra cân đong đo đếm thì bên nào nhiều bên nào ít?

BS: Khó khăn nhiều hơn chứ! Chúng tôi gặp phải nhiều vấn đề lắm, nhưng “ngán” nhất là hai điều. Một là trẻ em khó tiếp thu vì các em ít được biết về chăm sóc răng miệng, thậm chí có nhiều địa phương vùng núi, vùng dân tộc ít người các em không hiểu tiếng Việt nên rất khó truyền tải kiến thức sao cho đầy đủ, dễ hiểu nhất. Vấn đề thứ hai là sau khi các em tiếp thu kiến thức lại khó tạo lập thành thói quen hàng ngày vì tại nhà, cha mẹ không chải răng thì các em cũng “noi theo”, bỏ lơ những kiến thức đã học.

Sau khi nhận thấy tất cả những kiến thức mình cất công truyền đạt không được áp dụng, có lúc nào bác sĩ cảm thấy nản lòng...?

quot;Tâm và lửaquot; của một chương trình xã hội 16 năm tuổi - 2

Các em vùng sâu vùng xa ít có cơ hội tìm hiểu về kiến thức chăm sóc răng miệng

BS: Hơi buồn một chút chứ không nản. Từ kiến thức tạo thành thói quen là cả chặng đường dài mà, nên chúng ta phải kiên nhẫn, liên tục tác động và cần sự phối hợp của gia đình, nhà trường và các đơn vị liên quan tại địa phương. Sau khi chương trình kết thúc, chúng tôi vẫn giữ liên lạc và hỗ trợ địa phương tiếp tục thực hiện việc tuyên truyền kiến thức chăm sóc răng miệng đến học sinh và cho cả gia đình nữa.

Sau chừng ấy công sức bỏ ra, điều gì làm cho bác sĩ nở nụ cười và cảm thấy những việc mình làm là một sự kiên trì xứng đáng?

BS: Mỗi năm khi ngành Răng Hàm Mặt Việt Nam chia sẻ báo cáo về sức khỏe răng miệng của trẻ em cả nước, chúng tôi hồi hộp để xem kết quả của những địa phương đã đi qua có thay đổi không. Cảm giác ấy còn hơn là chờ đợi kết quả sức khỏe của gia đình mình nữa! Mỗi khi số liệu chỉ ra rằng kết quả đã được cải thiện nhờ có phần đóng góp của mình, với tôi không gì ý nghĩa và ấm lòng hơn thế.

quot;Tâm và lửaquot; của một chương trình xã hội 16 năm tuổi - 3

Gia đình, nhà trường và các đơn vị cần phối hợp để tạo thói quan chải răng sáng tối ở trẻ em

Cho đến hiện tại, những kết quả nào là đáng tự hào nhất của chương trình “Bảo vệ nụ cười Việt Nam” thưa bác sĩ?

Chúng tôi đã tuyên truyền giáo dục về kiến thức chăm sóc răng miệng, phát bộ sản phẩm chăm sóc răng miệng, khám và điều trị răng miệng cho hơn 15 triệu người trên 64 tỉnh thành.

Trong những năm qua, ý thức chăm sóc răng miệng của trẻ em tại khu vực thành thị đã được nâng cao rõ rệt. Ở nông thôn, tuy tỷ lệ còn thấp nhưng vẫn có những bước tiến rất khả quan.

Xin cám ơn bác sĩ!

Để tìm hiểu thêm thông tin về hành trình “Bảo vệ nụ cười Việt Nam” đầy ý nghĩa, hãy tham khảo tại www.facebook.com/baovenucuoivn

Nguồn: [Tên nguồn].