Dù phải dùng thuốc nhưng “cô gái” không thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, mà nghe theo kinh nghiệm học trên mạng của những người đi trước, kết quả suýt phải trả giá bằng tính mạng.
Thạc sĩ, bác sĩ Đoàn Dư Mạnh đã có hơn 12 năm công tác tại nhiều bệnh viện lớn, hiện là chuyên gia về phẫu thuật tim mạch, lồng ngực và mạch...
Huỳnh N (33 tuổi, ở Hà Nội) cách đây 5 năm đã sang nước ngoài thực hiện phẫu thuật chuyển giới từ nam sang nữ, suốt thời gian sau đó dù hạnh phúc khi được sống là chính mình, nhưng đôi khi N vẫn phải tìm cách che đậy giới tính thật của mình.
Khi phẫu thuật chuyển giới, N phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định dùng thuốc (hormone) của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời gian đầu, N thường xuyên đi nước ngoài thăm khám, chỉnh liều hormone, sau đó vì chi phí tốn kém, ngại đi lại sang nước ngoài khám nên “cô gái” đã tự chỉnh liều dùng.
Để chỉnh liều, N vào hội nhóm người chuyển giới, học hỏi kinh nghiệm và thực hiện theo. Chỉ sau một thời gian tự ý dùng hormone, N có biểu hiện bất thường về sức khỏe như đau đầu, tê yếu nửa người trái nên vào viện thăm khám.
Bác sĩ Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam cho biết, sau khi thăm khám, bệnh nhân được chỉ định chụp MRI, kết quả cho thấy “cô gái” bị nhồi máu não. Kiểm tra sâu hơn, bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do biến chứng của việc dùng hormone quá liều như xơ vữa mạch máu, rối loạn mỡ máu, rối loạn chức năng gan.
Với những người phẫu thuật chuyển giới sẽ phải dùng hormone suốt đời. Ảnh minh họa.
Bác sĩ Mạnh cho biết, với những người chuyển giới từ nam sang nữ hoặc ngược lại, ngoài trải qua cuộc đại phẫu lớn, họ phải dùng hormone suốt đời để duy trì kết quả phẫu thuật. Tuy nhiên, vì nhiều lý do những người chuyển giới sẽ tự ý dừng thuốc, thay đổi liều dẫn tới những hệ lụy đau lòng.
Theo bác sĩ Mạnh, ngoài trường hợp trên, bác sĩ còn tiếp nhận một bệnh nhân chuyển giới từ nữ sang nam, 25 tuổi. Dù mới phẫu thuật chuyển giới được hơn một năm nhưng đã tự ý dùng và chỉnh liều hormone. Trước khi nhập viện hai ngày, “chàng trai” bị sưng phù chân trái, nghĩ rằng do đau chân sau tập thể thao nên không đi khám.
Sau đó, người bệnh đột ngột đau ngực và khó thở dữ dội nên được người nhà đưa vào viện cấp cứu, kết quả chụp chiếu phát hiện huyết khối động mạch phổi phải. Được biết, huyết khối này bắt nguồn từ huyết khối tĩnh mạch chậu đùi bên trái đã hình thành trước đó, nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời nên đã di chuyển lên động mạch phổi. Người bệnh sau đó được hút huyết khối, hiện phải sử dụng thuốc chống đông để dự phòng tái phát.
Theo bác sĩ Mạnh, những người chuyển giới tự ý thay đổi liều dùng hoặc không tuân thủ chỉ định của bác sĩ sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Ảnh: BSCC.
Bác sĩ Mạnh nhận định, cả hai trường hợp trên là biến chứng của việc tự ý sử dụng hormone gây quá liều mà không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn, ảnh hưởng đến mạch máu và các bệnh lý liên quan mạch máu, đột quỵ.
Theo bác sĩ Mạnh, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ, tác động của việc dùng hormone ở những người chuyển giới đối với các vấn đề như tim mạch, đột quỵ. Tuy nhiên, trên thế giới đã có những bằng chứng chỉ rất rõ những tác dụng phụ của hormone khi sử dụng sai liều và kéo dài.
Nghiên cứu trên tạp chí nội tiết châu Âu công bố tháng 2/2024, cho thấy tỷ lệ đột quỵ ở chuyển giới nữ là 1,8%, nhồi máu cơ tim là 1,2%, thuyên tắc phổi là 1,6%. Đối với chuyển giới nam, tỷ lệ đột quỵ là 0,8%, nhồi máu cơ tim là 0,6%, thuyên tắc phổi là 0,7%. Các con số này đều khá cao so với bệnh nhân bình thường.
Hiện nay, ở nước ta, người chuyển giới có tâm lý e ngại, sợ bị kỳ thị, nên không đi khám tầm soát, tự ý dùng thuốc hormone sai liều kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, bác sĩ Mạnh khuyến cáo, người đang sử dụng hormone cần phải được bác sĩ tư vấn về loại thuốc, điều chỉnh liều liên tục theo từng cá nhân riêng biệt. Ngoài ra, cần thăm khám định kỳ 3-6 tháng một lần để phát hiện sớm các vấn đề nguy cơ tim mạch, mạch máu...
Tin liên quan
Nhiều gia đình khi đi du lịch trong dịp nghỉ lễ con bất ngờ bị sốt, điều này làm ảnh hưởng đến kỳ nghỉ của cả gia đình. Vậy nếu trẻ bị sốt...
Tết với mọi người là giây phút đoàn viên, sum họp bên gia đình. Nhưng với những đứa trẻ không may mắc ung thư, Tết chỉ là thời gian tạm nghỉ...
Sau nhiều ngày phải sống trong khổ sở khi vùng kín bốc mùi, mới đây chị H đã được các bác sĩ xử lý dứt điểm tình trạng rò rỉ dịch phân qua...
Phát hiện con mắc bệnh tim khi còn ở trong bụng mẹ, dù rất sốc nhưng người mẹ quyết tâm giữ lại và hứa sẽ đồng hành cùng con trên hành trình...
Tin bài cùng chủ đề Đột quỵ
Đột quỵ có nguy cơ cao xảy ra với những người có bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường và người hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu bia...