Một bữa cơm nên ăn trong khoảng bao lâu là hợp lý? Đáp án có thể khiến nhiều người bất ngờ. TS.BS Từ Ngữ - Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam sẽ có phân tích cụ thể về vấn đề này.
Tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ - Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam
Ông thường xuyên tham gia các tọa đàm lớn về dinh dưỡng,...
Chào bác sĩ!
Tôi 24 tuổi và thường ăn rất chậm so với mọi người. Mỗi bữa của tôi thường kéo dài khoảng 45-50 phút. Tại cơ quan, đồng nghiệp chỉ ăn khoảng 15 phút đã xong. Ở nhà tôi, bữa ăn cũng chỉ kéo dài 30 phút, sau đó chỉ còn một mình tôi ngồi mâm ăn tiếp.
Trước đây, bà nội tôi thường nói, nhai kỹ no lâu và tôi cũng thực hiện theo phương châm đó. Tuy nhiên, việc ăn chậm đôi khi cũng gây ra phiền toái trong sinh hoạt, thậm chí tôi còn bị bố mẹ mắng là “ăn chậm chảy nước ra”, bạn bè cũng trêu trọc là ăn như vậy dạ dày không cần phải làm việc.
Vậy bác sĩ cho tôi hỏi một bữa cơm nên kéo dài bao lâu là hợp lý và tốt nhất cho hệ tiêu hóa, đảm bảo chất dinh dưỡng được hấp thu vào cơ thể?
Phải nói rằng, một bữa ăn kéo dài bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ thói quen, là trẻ nhỏ hay người già hoặc người mắc bệnh lý tiêu hóa, người có vấn đề răng miệng… Tóm lại, mỗi đối tượng sẽ có một thời gian, chế độ ăn khác nhau.
Bản thân tôi đang là hưu trí, có thừa thời gian nhưng dọn một bữa cơm ra tôi chỉ ăn khoảng 20 phút là xong.
Còn trong quân đội, trước đây họ đều quy định thời gian cho một bữa ăn sáng là 15 phút, còn bữa trưa và chiều chỉ kéo dài 30 phút, dù có hành quân hay sinh hoạt bình thường. Nói như vậy không có nghĩa là lấy thời gian ăn của quân đội để áp dụng cho mọi người, vì nó còn liên quan đến tính kỷ luật.
Nhìn chung, thời gian ăn dựa nhiều vào tính cá thể, tuổi tác, thậm chí đặc thù công việc. Cụ thể:
- Với trẻ nhỏ, có nhiều kiểu ăn và thời gian cũng rất khác nhau, khó chỉ đạo được trẻ khi ăn. Có trẻ ăn rất nhanh, nhưng có trẻ ăn cả tiếng mới xong. Điều này chúng ta không bàn đến vì nó liên quan đến thói quen, cách dạy dỗ của mỗi gia đình. Nhưng theo tôi dù là trẻ nhỏ cũng không nên ăn quá 30 phút.
Bữa cơm chỉ nên kéo dài từ 20 đến 30 phút là hợp lý. Ảnh minh họa.
- Với thanh niên, mọi bộ phận như hàm nhai, hệ tiêu hóa đều đang khỏe, nên có người ăn rất nhanh chỉ 10 phút xong bữa. Tuy nhiên, nếu duy trì kiểu ăn này cũng không tốt, dễ ảnh hưởng và gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Còn với trường hợp của bạn, đang là thanh niên mà ăn tới 45 phút mới xong thì lại quá lâu, ảnh hưởng đến nhiều vấn đề trong đó có chất lượng thực phẩm và cả công việc.
- Với người từ 40 tuổi trở lên, thời gian ăn một bữa cơm nên duy trì trong khoảng 20 phút. Độ tuổi này không nên ăn nhanh, cần nhai kỹ hơn vì đây là giai đoạn dạ dày, hệ tiêu hóa bắt đầu “xuống cấp”.
- Với người cao tuổi lại là cả một câu chuyện, có người mặc dù thức ăn đã nghiền nát, thành súp nhưng họ sẽ ăn lâu hơn, vì liên quan không chỉ hệ tiêu hóa mà cả hệ thần kinh, họ khó nuốt và hay bị nghẹn. Do vậy, độ tuổi này sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe để có thể ăn uống với thời gian hợp lý.
Như vậy, trừ những trường hợp là người cao tuổi hay bệnh lý, theo tôi bữa ăn tốt nhất về mặt dinh dưỡng, tiêu hóa với người bình thường chỉ nên dài khoảng 20-30 phút. Bữa ăn này được tính từ khi miệng có hoạt động nhai, cho đến khi kết thúc buông đũa, buông bát. Không tính thời gian dọn hay thời gian ăn xong ngồi mâm cơm nói chuyện.
Bởi nếu sau 30 phút, nhiều vấn đề khác có thể xảy ra, đó là thực phẩm biến chất, nguội lạnh, thậm chí vi khuẩn xâm nhập làm hư hỏng đồ ăn. Lý do là trong quá trình ăn, chúng ta đưa dụng cụ đưa từ miệng tới đĩa thức ăn, mà miệng lại có nhiều vi khuẩn nên rất dễ xâm nhập vào thực phẩm và gây nên những điều không tốt. Chưa kể những ô nhiễm ở ngoài như bụi, côn trùng, nhất là các quán ăn vỉa hè, cơm bụi càng nguy hại.
Mọi thắc mắc của bạn độc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý độc giả đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3 - 5 hàng tuần trên mục Sức khỏe. |
Tin liên quan
Chế độ ăn uống ảnh hưởng khá lớn tới tình trạng bệnh tiểu đường nhưng liệu việc thay đổi hẳn cách ăn hay lựa chọn thực phẩm có khiến bệnh...
Hiện nay số người mắc các bệnh lý về thận ngày càng nhiều và đang trẻ hóa. Đa số mọi người phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, trong khi...
Với những nguyên tắc ăn uống rất cơ bản, ai cũng có thể thực hiện được, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng cho rằng chỉ cần thực hiện đúng thì không...
Được học viên tặng đặc sản Thanh Hóa làm quà, giáo sư Nguyễn Văn Đề hỏi ngay "thịt làm nem này đã được nấu chín chưa?", rồi thẳng thừng từ...
Tin bài cùng chủ đề Thói quen có hại
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều thói quen tưởng chừng vô hại lại tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.