Bữa trưa với trẻ rất quan trọng nhưng không phải cứ ăn nhiều là tốt. Vậy, bữa trưa trẻ ăn bao nhiêu là đủ và tốt cho sức khỏe, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ có lời khuyên tới các mẹ.
Trưởng khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia.
Chào bác sĩ!
Con tôi đang học tiểu học, nhưng ảnh hưởng dịch bệnh cháu phải học online từ đầu năm học đến nay. Trước đây khi học tại trường cháu ăn bán trú bữa trưa theo suất ăn của nhà trường.
Tuy nhiên, khi ở nhà với gia đình, đa phần cháu ăn theo sở thích, có hôm ăn vặt còn không ăn cơm. Tôi rất lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của cháu. Bác sĩ cho tôi lời khuyên với trẻ khoảng 7 tuổi, ăn trưa như thế nào cho hợp lý?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bữa ăn trưa rất quan trọng với trẻ, trong giai đoạn này trẻ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để vừa học tập, phát triển thể lực vừa tạo tiền đề để phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
Trường hợp con bạn ở trong khoảng 6-7 tuổi thì cần khoảng 1600 đến 1800 Kcal/ngày. Với tổng lượng calo như vậy, phụ huynh không nên nạp vào cơ thể dồn dập, cùng một lúc mà chia đều các khoảng thời gian trong ngày. Với trẻ 6-7 tuổi vẫn nên duy trì 3 bữa chính và 2 - 3 bữa phụ, nguồn năng lượng nạp vào sẽ chia cân đối giữa các bữa cho trẻ.
Riêng đối với bữa trưa, các mẹ cần đảm bảo từ khoàng 30-40% tổng lượng nạp vào/ngày. Điều đó có nghĩa, bữa trưa sẽ cần khoảng 500-600 Kcal. Để đạt được lượng calo như vậy trong bữa trưa, các mẹ cân đối lượng đồ ăn cho trẻ. Ví dụ:
- Ăn 2 lưng bát cơm sẽ được khoảng 350Kcal;
- Ăn 1 lạng thịt hoặc tôm, cá (tùy hôm đổi bữa) sẽ cung cấp khoảng 100-150Kcal;
- Ăn nửa hoặc 1 bát rau xào cung cấp khoảng gần 100Kcal;
Bữa trưa cung cấp vừa đủ năng lượng và nhóm chất cho trẻ là rất cần thiết.
Trường hợp trẻ ăn rau luộc, do rau luộc không có dầu mỡ nên lượng calo nạp vào sẽ ít hơn. Vì thế, nếu bữa trưa ăn rau luộc cần cho trẻ uống thêm 100-200ml sữa. Với cách phân bố như trên, bữa trưa vừa đủ dinh dưỡng, vừa cung cấp đủ 500-600Kcla cho trẻ.
Một vấn đề hết sức lưu ý, đó là việc cung cấp bữa trưa cho trẻ cần phải đa dạng các loại thực phẩm, đổi món giữa các bữa nhưng năng lượng nạp vào không nên vượt quá. Hơn nữa, dù ở nhà do dịch bệnh, phụ huynh cũng cần phải cho trẻ hoạt động thể lực, việc này vừa giúp tăng cường sức khỏe, vừa giúp "đốt cháy" mỡ thừa, tiêu hao năng lượng, tránh thừa cân béo phì.
Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý độc giả đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe. |
Tin liên quan
Trái cây dù bổ dưỡng đến đâu nhưng ăn không đúng thời điểm, không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe.
Thực phẩm mọc mầm xuất hiện rất nhiều trong đời sống hàng ngày, tuy nhiên không phải loại nào cũng tốt hoặc cũng gây ngộ độc, vì thế mọi...
Chuyên gia dinh dưỡng Lưu Di Lý - Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Đại học Y khoa Đài Bắc đã chỉ ra cách thức lựa chọn và thời điểm ăn trái cây để...
Một nữ sinh viên đại học đã ăn một bát salad lớn liên tục nhiều ngày để giảm cân nhưng kết quả bị đau bụng dữ dội phải đi cấp cứu.
Tin bài cùng chủ đề Thực đơn dinh dưỡng cho bé
Các món ăn của bé Mỡ đều được chuẩn bị vô cùng đẹp mắt, nhìn đã thấy ngon và bổ dưỡng.