2 lầm tưởng về trẻ sinh ra từ ống nghiệm: Tuy thông minh nhưng yếu hơn trẻ sinh thường?

Thảo Nguyên - Ngày 21/10/2022 06:00 AM (GMT+7)

Hiện nay có rất nhiều vợ chồng hiếm muộn chọn phương pháp sinh con trong ống nghiệm. Tuy đây là hướng điều trị phù hợp và an toàn nhưng nhiều người vẫn lầm tưởng về những đứa trẻ sinh ra bằng phương pháp này.

Thụ tinh ống nghiệm bao gồm quá trình phóng noãn, lấy trứng, thụ tinh với trứng, nuôi cấy phôi trong 5-7 ngày và sàng lọc nhiễm sắc thể của phôi có thể được thực hiện trước khi nó được chuyển trở lại tử cung của người mẹ.

Quy trình thụ tinh ống nghiệm được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa và nhà phôi học giàu kinh nghiệm để giám sát chất lượng phòng thí nghiệm và sự trưởng thành của phôi đó ở bên ngoài cơ thể sẵn sàng làm tổ trong tử cung.

Dưới đây là những lầm tưởng về trẻ thụ tinh trong ống nghiệm mà nhiều người vẫn nghĩ. 

Lầm tưởng 1: Trẻ thụ tinh ống nghiệm không cứng cáp như trẻ sinh thường?

Đây là lầm tưởng của nhiều cha mẹ, nhất là những cặp vợ chồng đã và đang thụ tinh ống nghiệm. Theo đó họ cho rằng, trẻ sơ sinh trong thụ tinh ống nghiệm sinh ra không cứng cáp, mạnh mẽ như mang thai tự nhiên?

Bởi nhiều người cho rằng, trẻ sinh ra thông qua thụ tinh bên ngoài có những bất thường bẩm sinh không lành mạnh. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không đúng.

Trẻ sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (ICSI) hoặc thụ tinh ngoài sẽ mạnh mẽ và cứng cáp như một đứa trẻ được sinh ra tự nhiên (Ảnh minh họa)

Trẻ sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (ICSI) hoặc thụ tinh ngoài sẽ mạnh mẽ và cứng cáp như một đứa trẻ được sinh ra tự nhiên (Ảnh minh họa)

Thực tế, trẻ sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (ICSI) hoặc thụ tinh ngoài sẽ mạnh mẽ và cứng cáp như một đứa trẻ được sinh ra tự nhiên. Thậm chí, các bác sĩ còn lựa chọn những quả trứng và tinh dịch khỏe nhất, hoàn chỉnh nhất để kết hợp với trứng. Sàng lọc nhiễm sắc thể có sẵn để giảm nguy cơ trẻ mắc hội chứng Down và các rối loạn di truyền như thiếu máu… Nói chung các chuyên gia về sinh sản và nuôi cấy phôi sẽ giúp cho chất lượng trứng có cơ hội thành công và chất lượng cao nhất.

Cho đến nay, những ca sinh từ thụ tinh trong ống nghiệm đều được theo dõi trong từng giai đoạn như 5 tuổi, 8 tuổi, 16 tuổi và chưa ghi nhận trường hợp nào khác thường.

Lầm tưởng 2: Trẻ sinh ra bằng thụ tinh ống nghiệm thông minh hơn trẻ sinh thường?

Theo kết quả nghiên cứu khách quan tại Australia theo dõi 163 trẻ sinh ra theo phương pháp IVF trước năm 2001 cho thấy các em cư xử tốt, thông minh, chỉ số BMI tốt.

Được biết, kết quả này cũng phát hiện ra những bé gái trong độ tuổi thiếu niên được sinh ra nhờ IVF có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn, ít nguy cơ béo phì hơn những trẻ được sinh ra tự nhiên trong nhóm đối chứng. Ở nhóm nam vị thành niên, chỉ số BMI không thể hiện sự khác biệt. Nghiên cứu còn phát hiện ra những đứa trẻ sinh ra từ IVF có khả năng đạt điểm cao hơn khi thực hiện các bài kiểm tra trên lớp.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn nhấn mạnh do số lượng người được nghiên cứu tương đối ít nên kết quả trên có thể là gợi ý nhưng không xác nhận dứt khoát mối liên hệ giữa IVF với các vấn đề sức khỏe tâm thần và hành vi ở tuổi vị thành niên.

Những em bé được sinh ra bằng IVF được xem là con quý’. (Ảnh minh họa)

Những em bé được sinh ra bằng IVF được xem là "con quý’". (Ảnh minh họa)

Có thể vì thế mà rất nhiều người lầm tưởng, trẻ sinh ra bằng thụ tinh ống nghiệm thông minh hơn trẻ sinh thường? Nhưng thực tế các bác sĩ sản phụ khoa cho rằng, điều này hoàn toàn sai.

Thực tế, chi phí thực hiện IVF tại các quốc gia phát triển có thể lên đến 25.000 USD. Tại Việt Nam cũng phải tốn 70-100 triệu đồng. Đây là khoản chi phí không hề nhỏ, vì thế trẻ được sinh ra bằng thụ tinh ống nghiệm có nhiều khả năng là con cái của các gia đình có thu nhập tốt, có điều kiện tài chính và được nuôi nấng tốt. Những em bé được sinh ra bằng IVF được xem là "con quý". Đây có thể là nguyên nhân giúp trẻ có kết quả học tập và giáo dục tốt hơn do được chăm sóc đầu tư kỹ lưỡng hơn.

Bà mẹ tốn 2 tỉ đồng làm thụ tinh trong ống nghiệm, ngày mang thai thành công bác sĩ cũng khóc theo
Sau 3 lần sảy thai và 9 lần thụ tinh qua ống nghiệm(IVF) không thành công, Amy và Gary O'Keeffe ở ở Carlow, Ireland vừa chào đón một bé trai và bé gái...

Tin tức mẹ bầu

Theo Thảo Nguyên Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề IVF - Thụ tinh trong ống nghiệm