Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, quy trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm là quy trình khép kín, vì vậy mắt xích nào cũng quan trọng. Quy trình này như một đội bóng mà chân sút của ai cũng phải tốt, nếu một chân sút hỏng coi như hỏng cả một dây chuyền.
Chuyên khoa: Sản phụ khoa
Nơi công tác: Bệnh viện Bưu điện
Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ở Việt Nam chiếm 7-10%, trong đó, 40% nguyên nhân do vô sinh nam, 40% nguyên nhân do vô sinh nữ và 20% nguyên nhân vô sinh không có lý do. Đáng báo động, 50% cặp vợ chồng vô sinh ở độ tuổi dưới 30; 7,7% là tỷ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo, vô sinh và hiếm muộn là vấn đề lớn thứ 3 của ngành y tế, chỉ đứng sau ung thư và bệnh tim mạch ở thế kỷ 21 và căn bệnh này dần trở nên phổ biến ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, khi điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, bằng những phương pháp hỗ trợ sinh sản như Thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, đông lạnh trứng,… đã giúp cho các cặp vợ chồng hiếm muộn con có thể nở nụ cười hạnh phúc, thực hiện được giấc mơ làm cha mẹ. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về những phương pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng vô sinh, muộn con, chúng tôi xin gửi đến độc giả 3 bài viết về quy trình điều trị vô sinh hiếm muộn đang được ứng dụng hiện nay. Bài 1: Cận cảnh quy trình đông lạnh trứng tại Việt Nam rất nhiều chị em hiện đại đang muốn thực hiện Bài 2: Từng bước quy trình thực hiện thụ tinh nhân tạo chỉ từ 5-10 triệu tại Việt Nam Bài 3: Đến bệnh viện Bưu điện xem tận mắt từng bước quy trình thụ tinh trong ống nghiệm |
Buổi sáng nào ở tầng 2 Bệnh viện Bưu điện cũng chật ních người. Người đến khám, người đến chọc trứng, còn người đến chờ chuyển phôi trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm. Trên gương mặt ai dù còn khá trẻ hay đã bước sang tuổi tứ, ngũ tuần cũng xuất hiện nỗi lo âu của riêng mình, nhưng tất cả mọi người ở đây đều mang một mong ước, niềm hy vọng chung, đó là tìm được con yêu.
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã chia sẻ về quy trình thụ tinh trong ống nghiệm.
Trong căn phòng Labo, ở bên tay phải cầu thang, nơi quan trọng nhất của Trung tâm, các y bác sĩ, kỹ thuật viên luôn làm việc không quản thời gian, cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công đoạn để ươm mầm ước mơ cho những bệnh nhân hiếm muộn được thực hiện thiên chức làm bố, làm mẹ cũng như giúp các gia đình viết nốt những câu chuyện cuối trong hành trình tìm con. Căn phòng này luôn được đảm bảo vô khuẩn một cách tuyệt đối từ chiếc dép đi bên trong, đến từng bộ quần áo vả cả những vật dụng mang vào.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhã – Trưởng Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Bưu điện, khâu Labo là quan trọng nhất trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Những kỹ thuật viên ở đây như những chiến sĩ thầm lặng bởi tất cả từ kiến thức đến tay chân đều phải tinh nhuệ, đối với từng quả trứng, với từng phôi đòi hỏi thời gian, thao tác chính xác tuyệt đối.
“Một quy trình IVF là khép kín, mắt xích nào cũng quan trọng. Nó giống như một độ bóng mà chân ai cũng phải tốt. Nếu chân sút của người này hỏng coi như hỏng cả một dây chuyền. Chính vì vậy, tất cả mắt xích phải chặt chẽ, được kiểm soát nghiêm ngặt, tỉ lệ thành công mới cao. Ngoài bác sĩ giỏi, khâu Labo cũng rất quan trọng trong quy trình IVF”, bác sĩ Nhã cho biết.
Sau khi có chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân sẽ đến vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh. Bệnh nhân sẽ được làm hồ sơ đầy đủ các xét nghiệm về mặt chuyên môn cũng như các thủ tục về hành chính: chứng minh thư nhân dân, đăng ký kết hôn đầy đủ để được triển khai bắt đầu dùng thuốc từ ngày thứ 2 chu kỳ kinh.
Quá trình tiêm thuốc diễn ra khoảng 9 -11 ngày, bác sĩ sẽ tiêm rụng trứng.
Trong thời gian kích thích buồng trứng, bác sĩ theo dõi trứng bằng cách siêu âm nang noãn và xét nghiệm máu và điều chỉnh thuốc tùy vào đáp ứng của mỗi người.
36 - 40h sau tiêm, người vợ nhịn đói vào buổi sáng, đến bệnh viện để chọc hút trứng. Trước quá trình này, bệnh nhân được gây mê nhẹ và gây tê tại chỗ.
Bệnh nhân được chọc trứng trong điều kiện tối, phải tắt đèn, không có ánh sáng.
Xi lanh nhỏ được cắm vào dụng cụ chọc trứng. Khoảng 1-2 phút, bác sĩ sẽ hút được 1 xi lanh.
Sau khi chọc hút trứng, người vợ nằm theo dõi mạch, huyết áp… tại bệnh viện 2 - 3 giờ.
Mỗi quả trứng được hút vào một xi lanh và được cho vào đĩa ủ ấm. Số lượng xi lanh hút được phụ thuộc số lượng trứng trung bình của mỗi người. Trung bình mỗi người cộng trừ trong khoảng 10 xi lanh.
Kỹ thuật viên Labo sẽ lọc rửa trứng trong từng xi lanh một sau đó.
Kỹ thuật viên tách trứng ra khỏi các tế bào khác sau khi lấy trứng từ buồng trứng của người mẹ.
Trước khi thụ tinh trong ống nghiệm, trứng phải đảm bảo được làm sạch nên kỹ thuật viên phải cẩn thận nhặt tách nhiều lần.
Cùng lúc này, người chồng lấy tinh trùng. Tinh trùng được đưa vào phòng Labo lọc rửa trong môi trường 2 lần....
....và được quay li tâm 2 lần để chọn lọc những tinh trùng khỏe nhất. Những con tinh trùng khỏe sẽ ở dưới đáy lọ còn lớp cặn bên trên sẽ được hút bỏ đi.
Tin liên quan
Tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất giúp mẹ bảo vệ cho sức khỏe của mình cũng như thai nhi. Việc tiêm phòng đầy đủ cho người mẹ...
Tin bài cùng chủ đề IVF - Thụ tinh trong ống nghiệm
Lấy chồng khi vừa tròn 25 tuổi, nhưng tới khi ngoại tứ tuần chị Hoà (Hà Nội) mới được hưởng hạnh phúc làm mẹ. Gần hai thập kỷ mới được bế con trên tay, không niềm hạnh phúc nào hơn với người...