Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, mỗi bữa mẹ bầu nên tăng thêm khoảng 300 – 350 kcal/ngày. Vậy bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Phó viên trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam). |
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Phó viên trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam). |
Dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu trong thời kì mang thai?
- Sắt
Giai đoạn mang bầu, phụ nữ cần đáp ứng đủ 60mg, uống sắt ngay sau khi phát hiện có thai và kéo dài tới sau khi sinh 1 tháng. Để giúp sắt hấp thu được tốt nên tăng sử dụng những thực phẩm chứa nhiều Vitamin C.
Không uống sắt cùng với chè, cà phê vì chất tanin trong chè, cà phê có thể làm giảm hấp thu sắt. Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, các loại nhuyễn thể như nghêu, sò, ốc, hến, trong ngũ cốc, đậu đỗ các loại…
- Vitamin C
Trái cây là món ăn không thể thiếu trong thực đơn của bà bầu mỗi ngày. Bên cạnh những dưỡng chất quan trọng như đạm, tinh bột, chất béo…, trong chế độ ăn uống cho bà bầu hàng ngày cần bổ sung thêm đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất tự nhiên có nhiều trong những loại trái cây tốt cho bà bầu vì chúng vừa an toàn lại dễ dàng bổ sung. Vậy trái cây gì tốt cho bà bầu?
Tất cả các loại trái cây như: Đu đủ chín, chuối chín, các loại quả họ nhà cam, quýt, bưởi… Ngoài ra cũng còn các loại có chứa hàm lượng oxy hóa cao như lựu, dứa, bơ, táo, dưa hấu, chanh tươi… là loại trái cây rất phổ biến, thường có trong tủ lạnh của nhiều gia đình vì tính đa tác dụng của nó.
Bên cạnh đó, Các loại rau cung cấp vitamin C cho bà bầu như súp lơ xanh và trắng, chanh, cà chua, ớt chuông xanh, vàng và đỏ, đậu xanh, bắp cải (loại có lá xanh thẫm tốt hơn loại lá trắng), đậu bắp, hành củ… cũng là lời giải đáp cho câu hỏi bà bầu ăn rau gì tốt?
- Axit folic
Thời kỳ mang bầu, mỗi mẹ cần đáp ứng đủ 600mcg (0,6mg) Axít folic. Nên bắt đầu bổ sung đủ axít folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai và tiếp tục bổ sung trong suốt thai kỳ. Nguồn cung cấp: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…
Những thực phẩm giàu dinh dưỡng kể trên để đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể mà không gây khó chịu cho đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đây cũng là những nhóm thực phẩm giúp các mẹ trả lời được băn khoăn, bà bầu nên ăn gì vào buổi tối.
Mẹ bầu có thể cung cấp rau xanh cho bữa tối, món ăn từ ngũ cốc là cần thiết cho mẹ bầu để tránh các cơn đói tập kích nửa đêm và làm phiền giấc ngủ, cá hay trứng đều là thực phẩm dễ tiêu hóa và vì vậy chúng thích hợp cho bữa tối, một hộp sữa chua cho buổi tối trước khi đi ngủ là lựa chọn hoàn hảo vì bao tử đã tiêu hóa được một phần thức ăn nên cơ thể có thể hấp thu được nguồn dinh dưỡng này triệt để…
Đối với canxi, mẹ bầu cần 1000-1200mg cho thai kỳ. Ảnh minh họa
- Canxi
Đối với canxi, mẹ bầu cần 1000-1200mg cho thai kỳ. Nên uống canxi xa bữa ăn để tránh thức ăn làm giảm hấp thu. Không nên uống vào buổi tối. Hãy chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua, lá rau xanh đậm, tôm đồng, cá nhỏ ăn cả xương…
- Vitamin A
Không cần bổ sung vitamin A trong suốt thời gian mang thai nếu đảm bảo đủ nhu cầu vitamin A bằng các thức ăn tự nhiên, khoảng 800mcg (0,8mg) là đủ.
- Vitamin D
Các thực phẩm giàu vitamin D gồm pho mát, cá, trứng, sữa… 5mcg cho một mẹ bầu là chỉ số năng lượng tương đối.
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa?
3 tháng giữa là thời điểm em bé bắt đầu phát triển xương, các đặc điểm trên khuôn mặt, chân tay và đặc biệt não cũng phát triển mạnh. Vì vậy mà việc bổ sung dinh dưỡng ở 3 tháng giữa vô cùng quan trọng, dinh dưỡng của mẹ phải được chăm sóc chu đáo để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.
Thực tế có không ít các mẹ thắc mắc, bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa thai kỳ, không biết có nên chọn sữa, phô mai và các sản phẩm từ sữa không?
Sữa, phô mai và các sản phẩm từ sữa là những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin D, canxi giúp phát triển hệ xương cho thai nhi. Đặc biệt, trong sữa chua còn có một số lợi khuẩn giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ tốt hơn.
Trung bình ở mỗi phụ nữ mang thai, mỗi ngày cần đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng là 2.200 kcal/ngày. Ở 3 tháng giữa thai kỳ, cần tăng nhu cầu năng lượng thêm 360 kcal/ngày, nhu cầu này tiếp tục tăng lên ở 3 tháng cuối lên 475 kcal/ngày.
Đây cũng là giai đoạn phát triển về khung xương, chiều cao của thai nhi nên người mẹ chú ý ăn các thực phẩm giàu can xi, kẽm như: tôm, cua, trứng, sữa, thủy sản, hoa quả tươi…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa chua và phô mai chứa vitamin D, canxi và một số lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa mẹ bầu hoạt động tốt hơn bình thường. Ngoài ra, những thực phẩm lên men như sữa chua có thể giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tốt hơn.
- Các loại hạt
Hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt óc chó… đều chứa nhiều omega 3, là món ăn vặt vui miệng nhưng đầy lợi ích cho mẹ bầu.
- Rau củ quả
Để đầy đủ một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cân bằng hàng ngày thì chị em nên nhớ không thể thiếu rau, củ quả. Đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, nhất là khi mang thai.
- Trứng gà
Là một trong số ít những nguồn cung cấp vitamin D từ thực phẩm tự nhiên, lòng đỏ trứng gà còn chứa cholin, một trong những chất quan trọng đối với sự phát triển trí não trẻ.
3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn phát triển về khung xương, chiều cao của thai nhi nên người mẹ chú ý ăn các thực phẩm giàu can xi, kẽm như: tôm, cua, trứng, sữa, thủy sản, hoa quả tươi… Ảnh minh họa
Thực phẩm mẹ bầu không nên ăn
Gia vị mang tính nóng và cay
Một số loại gia vị như: ớt tiêu, hoa hồi, hạt tiêu, ngũ vị hương, quế… không chỉ dễ làm mất nước mà nó còn khiến cho sự bài tiết của mẹ bầu kém đi dẫn đến các bệnh như đau dạ dày, trĩ và táo bón.
Khi bị táo bón phụ nữ mang thai phải rặn nhiều sẽ khiến cho bụng bị nén xuống, thai nhi trong tử cung cũng bị ép theo, sẽ dễ tạo nên những hậu quả xấu.
Đồ uống có chữa chất kích thích
Khi mẹ bầu dùng một lượng lớn thức ăn và đồ uống có chứa chất café có thể dẫn đến các tình trạng như tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn… Chất caffeine còn có thể thông qua cuống rốn vào thai nhi làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi.
Thời gian 3 tháng giữa thai kỳ mẹ không ốm nghén nhiều, có thể ăn uống thoải mái hơn nên cần ăn đủ để đảm bảo chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Trong trường hợp cảm thấy chưa yên tâm và muốn có một chế độ dinh dưỡng khoa học, bà bầu có thể tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.