Chuyên gia giải đáp thắc mắc “Có thai nên ăn gì?”

Ngày 23/09/2018 15:42 PM (GMT+7)

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt cho biết, mang thai là thời kỳ hình thành và phát triển cơ thể của thai nhi. Vì vậy việc có thai nên ăn gì rất quan trọng.

Chuyên gia giải đáp thắc mắc “Có thai nên ăn gì?” - 1

Tác giả bài viết: Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam).

Chuyên gia giải đáp thắc mắc “Có thai nên ăn gì?” - 2

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Vậy làm thế nào để chăm sóc bà bầu trong suốt hành trình mang thai tốt nhất, hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải cho băn khoăn, có thai nên ăn gì?

1. Mới có thai nên ăn gì?

Mới có thai là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất trong suốt 9 tháng 10 ngày của mẹ.

Đặc biệt, đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển giác quan cùng các cơ quan trọng của cơ thể.

Nếu không được ăn uống và bổ sung dưỡng chất đầy đủ, thai nhi có thể bị các dị tật bẩm sinh nguy hiểm.

Dưới đây là những dưỡng chất mẹ bầu cần bổ sung khi mới có thai.

Axit folic: Axit folic có vai trò ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn đầu mang thai. Mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 400 mg folate trong thực đơn mỗi ngày. Những thực phẩm giàu axit folic là: gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, đậu lima, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi…

Sắt: Bổ sung thêm sắt giúp cơ thể sản sinh thêm lượng hồng cầu cho cơ thể, giúp hạn chế tình trạng mệt mỏi khi mang thai. Mẹ bầu nên ăn nhiều thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc…

Canxi: Cần thiết cho quá trìnhphát triển xương và răng của thai nhi. Canxi thường có nhiều trong tôm, cua, hải sản, sữa cùng các chế phẩm từ sữa…

Chuyên gia giải đáp thắc mắc “Có thai nên ăn gì?” - 3

Axit folic có vai trò ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn đầu mang thai. (Ảnh minh họa)

Protein: Mỗi ngày bé cưng cần 70g protein trong chế độ dinh dưỡng của mẹ để phát triển khỏe mạnh. Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt họ nhà đậu, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì, lúa mạch… là những thực phẩm rất dồi dào chất đạm.

Vitamin và khoáng chất: Không chỉ cung cấp dưỡng chất cho mẹ mà vitamin và khoáng chất còn loại bỏ các hiện tượng xấu như táo bón, ợ nóng, đầy hơi, sạm da, rạn da…, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ trong quá trình mang thai. Một số loại rau xanh và trái cây giàu vitamin mẹ bầu không nên bỏ qua là cải bó xôi, rau chân vịt, súp lơ, bắp cải, cam quýt, bưởi, táo, nho…

2. Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì?

Nhiều chuyên gia khuyên rằng, ngay từ khi mang bầu chị em đã có thể uống sữa hàng ngày nhưng nhiều mẹ vẫn băn khoăn mang thai tháng đầu nên uống sữa gì, loại sữa nào tốt nhất cho bà bầu? Dưới đây là một vài gợi ý:

Sữa bầu đặc chế

Những năm gần đây, phụ nữ mang thai bắt đầu làm quen với nhiều hãng sữa bột khi họ cho ra mắt hàng loạt các loại sữa dành riêng cho bà bầu. Không chỉ có sữa sản xuất trong nước mà còn có nhiều hãng sữa nhập khẩu, sữa xách tay được các mẹ lựa chọn sử dụng.

Các loai sữa này được đặc chế với công thức dành riêng cho phụ nữ mang thai như bổ sung thêm sắt, axit folic, DHA…Đây đều là những dưỡng chất quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, phát triển trí não thai nhi.

Sữa bò, sữa dê đã qua tiệt trùng

Các loại sữa bò, dê vắt trực tiếp từ động vật nhưng phải qua tiệt trùng trước khi sử dụng

Đây là những loại sữa được lấy trực tiếp từ bò, dê nhưng được tiệt trùng bằng công nghệ hiện đại để loại bỏ các vi khuẩn gây hại cho hệ đường ruột, đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai 3 tháng sử dụng.

Đặc biệt sữa dê có nhiều hàm lượng chất đạm hơn sữa bò, nhưng lượng chất béo lại ít hơn. Ngoài ra, sữa dê cũng giàu vitamin A, B2 giúp tăng cường hệ miễn dịch rất cần thiết cho thai phụ trong thời kỳ đầu mang thai.

Chuyên gia giải đáp thắc mắc “Có thai nên ăn gì?” - 4

Ngay từ khi mang bầu chị em đã có thể uống sữa hàng ngày. (Ảnh minh họa)

Sữa chua

Sữa chua có thể được làm từ sữa bò hoặc sữa dê, sữa bột nhưng bổ sung thêm men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp hấp thu các chất dinh dưỡng ăn hàng ngày tốt hơn. Trong 3 tháng đầu mẹ bầu có thể ăn thêm 1-2 hộp sữa chua hàng ngày, có thể trộn cùng hoa quả tươi hoặc ăn trực tiếp cũng ngon miệng.

Sữa nguyên kem

Mỗi ly sữa nguyên kem có khoảng 5g chất béo tương đương với khoảng 149 calo bằng 20 % nhu cầu chất béo cần thiết mỗi ngày. Nếu chế độ ăn của mẹ bầu hàng ngày đã đủ chất béo thì bạn không cần phải uống sữa nguyên kem thường xuyên.

Sữa tách béo

Sữa tách béo rất phù hợp cho thai phụ 3 tháng đầu nhưng trước khi mang thai đã rơi vào tình trạng quá cân. Loại sữa này cũng làm từ sữa bò nhưng đã được tách bớt lượng chất béo bão hòa. Điều này cũng khiến một phần các vitamin A, E, D tan trong chất béo bị mất đi. Ngược lại uống 1 ly sữa tách béo mỗi ngày chị em đã có hơn 300 mg canxi cùng 80 calo.

Sữa đậu nành

Nếu mẹ nào bị dị ứng với sữa bò thì sữa đậu nành là giải pháp thay thế hoàn hảo. Sữa đậu nành cung cấp một lượng chất béo thực vật hữu ích cùng nhiều dưỡng chất quan trọng cho thai nhi như axit folic, vitamin A, E, B1.

3. Phụ nữ có thai nên ăn gì?

Nên ăn các chất có giá trị dinh dưỡng cao như: thịt heo nạc, trứng, sữa, gia cầm, hải sản, nghêu, sò; các loại rau trái giàu vitamin, dễ tiêu hóa như cà chua, cải trắng, cam, dứa…

- Khi mang thai nên ăn các thực phẩm có nhiều omega3

6 thực phẩm sau đây được coi là có chứa nhiều omega3 nhất mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ bầu không thể bỏ qua để giúp con thông minh ngay từ trong bụng mẹ.

Danh sách 6 thực phẩm được coi là có chứa nhiều omega3 nhất mà mẹ bầu không thể bỏ qua:

1. Bí ngòi

Bí ngòi được các nhà dinh dưỡng học cho vào “sách đỏ” vì giá trị dinh dưỡng cao và mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bí ngòi chứa khoảng 150mg omega3 trong một bữa.

2. Hạt bí ngô (bí đỏ)

Hạt bí ngô có thể là món ăn vặt bổ dưỡng lại ít kalo cho bà bầu. 30g hạt bí có xấp xỉ 100mg omega3, cùng nhiều chất quan trọng khác như kẽm và sắt.

3. Đậu phụ

Món tưởng chừng như đơn giản này lại có công dụng thật tuyệt vời đấy. Trong 100g đậu phụ có thể chứa tới 400mg omega3, đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu về chất béo đặc biệt này mỗi ngày. Với bà bầu và phụ nữ sau sinh, đậu phụ còn là nguồn protein và canxi tuyệt vời.

4. Cá tuyết

100g cá tuyết có tới 300mg omega3, không những thế cá tuyết còn chứa hàm lượng thủy ngân rất thấp. Vì vậy mẹ bầu không thể bỏ qua thực phẩm này trong thực đơn của mình.

Tuy nhiên, để an toàn phụ nữ mang thai và sau sinh chỉ nên ăn khoảng 100 – 120g cá tuyết mỗi tuần.

5. Súp lơ trắng

Một bữa ăn súp lơ trắng, bạn sẽ cung cấp cho mẹ bầu khoảng 200mg omega3.

Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của súp lơ gồm có protein 3,5%; gluxit 4,9%; xenllulo 0,9%, và nhiều khoáng chất, vitamin như: Canxi (26mg%); photpho (51mg%); sắt (1,4mg%); natri (20mg%); kali (349mg%), Betacaroten (40mg%); vitamin B1 (0,11mg%), vitamin C (70mg%).

6. Bắp cải

Cải bắp tốt cho bà bầu và cả phụ nữ sau sinh vì giàu chất xơ, vitamin A, C, đặc biệt là omega 3. Bắp cải là thực phẩm phổ biến, dễ kiếm, dễ chế biến, vì vậy các mẹ đừng quên thêm bắp cải vào thực đơn hàng ngày.

Ngoài 6 thực phẩm trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ bầu nên ăn thêm các thực phẩm giàu chất sắt. Nhiều nghiên cứu kết luận, có mối liên quan giữa sự thiếu hụt chất sắt trong cơ thể người mẹ và suy giảm chức năng não ở bé.

- Các loại rau: Rau ngót, rau muống, rau cải xoong, cải xanh…

- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu (thịt càng sẫm màu càng giàu chất sắt; đối với thịt gia cầm thì thịt đùi có hàm lượng sắt cao hơn thịt lườn).

- Lòng đỏ trứng.

- Cá biển (các loại cá béo) và động vật thân mềm (sò, trai…).

- Các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mạch và yến mạch.

- Đậu Hà Lan và các loại đậu đỗ.

- Một số loại hạt như hạt vừng, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, hạt bồ đào…

Trong đó sắt trong thịt được hấp thu tốt hơn từ rau 2-3 lần. Sự có mặt của các thành phần sắt trong thịt cũng tăng cường sự hấp thu trong rau và ngược lại.

4. Chuẩn bị có thai nên ăn gì? - Chế độ dinh dưỡng khoa học cho việc sắp làm cha mẹ

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để tăng cường sức khỏe của vợ chồng. Khi cả hai vợ chồng có tình trạng dinh dưỡng tốt, khỏe mạnh thì khả năng thụ thai cao hơn và sinh em bé khỏe mạnh. Muốn có thai nên ăn gì, hãy cùng xem các thực phẩm bà bầu chơ nên bỏ qua trong thai kỳ ngay dưới đây.

Chuyên gia giải đáp thắc mắc “Có thai nên ăn gì?” - 5

Các loại ngũ cốc chính là dinh dưỡng không thể thiếu trong thời kỳ mang thai của các mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

1/ Thực phẩm giàu acid béo, omega 3

Acid béo omega 3 có khả năng kích thích cơ thể sản xuất các hormone giới tính, sinh sản. Theo khuyến cáo, chế độ dinh dưỡng, tốt cho hoạt động sinh sản ở phụ nữ, nên đảm bảo khoảng 1.000-2.000 mg axit béo omega 3 mỗi ngày.

Các thực phẩm giàu omega 3 như: cá hồi, cá trích, các loại hạt như hướng dương, hạt dẻ cười, hạt bí, hạt óc chó, đậu nành...

2/ Trái cây, rau củ

Trái cây giàu vitamin như dứa, cam, táo, chuối, kiwi, dâu tây... giúp tăng khả năng sinh sản.

Mẹ bầu nên ăn hàng ngày hoặc xay sinh tố uống. Đặc biệt chuối chứa nhiều carbohydrate, dứa chứa magiê, có lợi cho các hormone hỗ trợ quá trình sinh sản.

Trái cây tươi giàu vitamin và chất chống oxy hóa. Dứa là nguồn cung cấp ma-giê dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sản sinh các hóc-môn sinh sản. Phụ nữ bị thiếu hụt ma-giê sẽ gặp khó khăn trong việc thụ thai.

Bí ngô là loại thực phẩm có chứa hàm lượng sắt rất lớn. Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ thường xuyên bổ sung sắt ít gặp khó khăn khi mang thai tới hơn 40% so với những người không dùng sắt. 

3/ Các loại hạt

Các loại hạt như: Hạt đậu nành, hạt như hướng dương, hạt dẻ cười, hạt bí, hạt óc chó... Rất tốt cho hoạt động sản xuất hóc môn ở nữ giới.

Đậu nành hay đậu phụ có chứa chất isoflavones và các hợp chất thảo mộc giúp điều hoà các hocmon sinh sản và kích thích quá trình rụng trứng.

Hạt óc chó giúp bổ sung vitamin E, omega 3, đây là các chất dinh dưỡng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đại não của thai nhi và trẻ nhỏ. Không chỉ vậy, quả óc chó còn giúp các mẹ bầu giảm căng thẳng hiệu quả, nhờ vào chất serotonin – chất hóa học giúp con người cảm thấy bình tĩnh và hạnh phúc.

4/ Các loại thực phẩm khác, tốt cho sức khỏe sinh sản nữ giới

Sữa chua: Sữa chua không những giàu canxi, tốt cho tiêu hóa, mà còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Thực phẩm nguyên kem: Chất béo trong sữa cân bằng hormone cơ thể, hỗ trợ khả năng thụ thai. Nên dùng ít nhất một lần mỗi ngày.

Mật ong rất giàu khoáng chất và axit amin giúp tăng cường sức khỏe của buồng trứng và tử cung.

Bổ sung Vitamin E để cải hiện khả năng tình dục, giúp noãn (trứng) và tinh trùng phát triển tốt hơn. Vitamin E có nhiều trong mầm các loại hạt ngũ cốc, giá sống, một số loại rau. Có nhiều trong các hạt nhiều dầu như dầu mè, đậu phộng, đậu nành, hạt hướng dương.

Bột mì, ngũ cốc bổ sung vitamin B, E, giúp cơ thể sản sinh tế bào, thúc đẩy quá trình rụng trứng, tăng cường khả năng thụ thai.

Nếu vợ chồng bạn đang mong nhanh chóng có con thì bánh mỳ đen sẽ là lựa chọn hàng đầu rất tốt. Bánh mì đen giúp ổn định lượng đường trong máu, tránh ảnh hưởng đến các hormone sinh sản.

Mẹ bầu ăn gì để con thông minh?
Thạc sĩ – Bs Lê Thị Hải (Viện dinh dưỡng Quốc gia) chia sẻ, mong có đứa con thông minh khỏe mạnh là niềm mơ ước của tất cả những bậc làm cha mẹ. Vậy...

Dinh dưỡng thai kỳ

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia