Nhiều mẹ bầu nghĩ, ăn dứa sẽ giúp làm mềm tử cung và khiến cuộc chuyển dạ nhanh hơn bình thường nên những ngày cuối thai kỳ thường xuyên sử dụng loại nước ép trái cây này.
Bác sĩ Phan Chí Thành là một chuyên gia tư vấn về các vấn đề tình dục ở nữ giới, nhất là rối loạn chức năng tình dục nữ.
Trong những lần thăm khám cho nhiều mẹ bầu, Thạc sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành, Chánh Văn phòng Trung tâm đào tạo, Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện phụ sản Trung ương cho biết đã từng gặp nhiều chị em mang thai ở tuần thứ 39-40 chờ mãi vẫn chưa thấy chuyển dạ. Để mau chóng đi đẻ, mong mẹ tròn con vuông và có cuộc chuyển dạ thuận lợi, các thai phụ uống nước ép dứa hàng ngày.
Thậm chí có nhiều mẹ bầu cho biết, họ uống hàng lít nước ép dứa mỗi ngày. Thế nhưng dù sốt ruột mong chờ một cơn đau đẻ thì các mẹ bầu này vẫn không thấy.
Để mau chóng đi đẻ, mong mẹ tròn con vuông và có cuộc chuyển dạ thuận lợi, nhiều thai phụ uống nước ép dứa hàng ngày những ngày cuối thai kỳ. (Ảnh minh họa)
Trong khi đó, một số mẹ bầu khác trong quá trình thăm khám thai kỳ lại cho bác sĩ biết, họ lo lắng ăn dứa có thể tác động đến tử cung làm mềm tử cung, có thể sinh ra cơn co, gây chuyển dạ nhanh chóng. Vì vậy mà các mẹ bầu này lại không dám uống nước dứa và loại ra khỏi thực đơn tháng cuối thai kỳ dù bản thân rất thèm ăn loại quả này.
Bác sĩ trả lời:
Trước những thực tế trái ngược của các mẹ bầu về việc ăn dứa trong thai kỳ, Thạc sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành khẳng định, hiện chưa có bằng chứng khoa học nào nói về hiệu quả của việc ăn dứa sẽ làm cho cuộc chuyển dạ của các mẹ bầu nhanh và dễ dàng hơn.
Ăn dứa không liên quan đến quá trình chuyển dạ của mẹ bầu cũng như không làm tăng nguy cơ chuyển dạ. Ăn dứa cũng không làm tăng nguy cơ đẻ non, nguy cơ sảy thai trong quá trình mang thai. Ngược lại, mẹ bầu ăn dứa tương đối an toàn trong thai kỳ nên không phải quá kiêng cữ.
Bác sĩ Thành còn nhấn mạnh, bản thân quả dứa là thực phẩm khá tốt, chứa nhiều axit folix cũng như chất xơ. Tuy nhiên khi ăn quá nhiều ngoài gây đau rát miệng có thể làm tăng đường huyết quá mức, tăng nguy cơ tiểu đường, rối loạn đường huyết trong quá trình mang thai.
Khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi và hướng dẫn. (Ảnh minh họa)
Vị bác sĩ sản khoa này cũng khuyến cáo, vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi tăng nhanh về cân nặng nên mẹ bầu cần tiếp tục bổ sung những bữa ăn giàu dinh dưỡng để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé. Ăn đa dạng các loại thực phẩm, phân chia khẩu phần ăn hợp lí, uống đủ nước; thường xuyên đi lại nhẹ nhàng giúp thư giãn tinh thần và giúp dễ dàng chuyển dạ hơn; chuẩn bị tinh thần và thể lực tốt để bước vào giai đoạn chuyển dạ đầy cam go và thử thách; khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi và hướng dẫn.
Tin liên quan
Sau khi được mổ lấy thai cùng khối áp xe lớn trong ổ bụng, sức khỏe 2 mẹ con sản phụ tốt và đang được chăm sóc hậu phẫu tại bệnh viện.
Khi bác sỹ bế đứa bé trao cho tôi thì tôi lại giật mình hoảng hốt nhận ra con Lan thật sự rất giống với nét mặt của chồng tôi. Nhìn đôi lông...
Bất đắc dĩ sinh con ngay trên taxi trên đường đến viện nhưng sản phụ ở Quảng Trị đã may mắn được người tài xế tốt bụng đỡ đẻ.
Nhiều khi tôi chẳng hiểu chính bản thân mình thế nào nữa.
Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ
Với chi phí chỉ từ 10.000 đồng, danh sách 20 món ngon dưới đây sẽ giúp mẹ khỏe, bé phát triển toàn diện, và cả nhà thêm ấm áp trong hành trình chờ đón thiên thần nhỏ.