Bé sơ sinh sống sót kỳ diệu khi mẹ bị vỡ ối từ tuần 16 thai kỳ

Ngày 03/07/2016 09:06 AM (GMT+7)

Mặc dù được các bác sĩ khuyên nên chấm dứt thai kỳ nhưng bà mẹ trẻ vẫn cố gắng sinh con và em bé ra đời với cân nặng 0,9kg.

Bé sơ sinh sống sót kỳ diệu khi mẹ bị vỡ ối từ tuần 16 thai kỳ - 1

Sheila Bhatti ôm con trai đầu lòng khi bé sinh non ở tuần 28 thai kỳ. 

Trong thời gian mang thai đứa con đầu lòng, bà mẹ trẻ Sheila Bhatti, sinh sống tại Uxbridge, Middlesex đã có những ngày tháng sống trong nước mắt vì lo lắng và hoảng sợ khi bị vỡ ối sớm. Tại tuần 20 thai kỳ, khi đi siêu âm thai, cô đã vô cùng hốt hoảng khi bác sĩ thông báo nước ối của Sheila Bhatti đã vỡ từ tuần 16 thai kỳ.

“Thời gian đầu, nước ối chỉ rỉ ra ít một nhưng càng ngày nước ối càng chảy ra nhiều nhưng cô vẫn cứ nghĩ đó có thể là tiết dịch âm đạo hoặc do bản thân bị són tiểu – những tình trạng phổ biến trong thai kỳ.”, Sheila kể lại.

Cô đã không có một kiểm tra y tế nào và cũng không hề nghĩ rằng đây là tình trạng nguy hiểm cho đến tuần 20 thai kỳ, sau khi khám thai, bác sĩ tại Bệnh viện Hillingdon ở Uxbridge, Middlesex đã cho cô biết cô đã mắc phải sai lầm nghiệm trọng khi không đi khám thai kịp thời.

“Bác sĩ nói rằng nước ối  đã bị vỡ và tôi thật ngu ngốc khi không nhận ra điều này. May mắn là khi khám thai, nhịp tim thai vẫn còn. Thậm chí tôi còn không biết đến hiện tượng vỡ ối non.”, Sheila nói.

Sau đó, các bác sĩ đã khuyên vợ chồng Sheila nên cân nhắc đến việc chấm dứt thai kỳ vì việc duy trì sự sống của em bé khi bị vỡ ối non là rất khó. Vì nước ối quá ít nên việc siêu âm rất khó khăn và họ còn không thể biết được đó là một bé trai hay bé gái.

Bé sơ sinh sống sót kỳ diệu khi mẹ bị vỡ ối từ tuần 16 thai kỳ - 2

Hiện tại em bé đã được 7 tháng tuổi và được về nhà cùng bố mẹ. 

Nhưng vì nhịp tim của em bé vẫn đạp bình thường nên bà mẹ 24 tuổi đã từ chối kết thúc cuộc sống của bé. “Tôi rất yêu em bé này và tôi không thể chấm dứt cuộc sống của bé. Mặc dù tỷ lệ sống sót của con có thấp hơn những em bé khác nhưng còn sự sống là còn hy vọng và vợ chồng tôi đã quyết định giữ lại em bé.”

Trong hơn 1 tháng sau đó nằm nghỉ ngơi tại giường, Sheila đã được kiểm tra sức khỏe 3 giờ mỗi lần, làm các xét nghiệm máu để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng 3 lần một tuần. Tại tuần 24 thai kỳ - độ tuổi thai được cho là an toàn với 1 em bé sinh non, các bác sĩ khuyên nên cho em bé chào đời nhưng Sheila vẫn tiếp tục cố gắng giữ con trong bụng.

Sau đó, bà mẹ trẻ đã được chuyển đến bệnh viện tốt hơn để đủ khả năng chăm sóc trẻ sinh non và ở tuần 28 thai kỳ, em bé đã chào đời an toàn với cân nặng 0,9kg. Sau khi chào đời, bé được chăm sóc trong phòng đặc biệt cho trẻ sinh non suốt 5 tháng và hiện tại đã đủ sức khỏe để về nhà cùng với bố mẹ.

Sự sống của em bé với mẹ Sheila là một điều kỳ diệu và cô cho biết muốn chia sẻ câu chuyện của mình để tiếp thêm hy vọng cho những bà mẹ gặp biến chứng trong thai kỳ hoặc sinh non hãy giữ vững niềm tin vì “còn sự sống là còn hy vọng”. 

Nguyệt Minh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu