Không ít mẹ bầu đã “tá hỏa” khi nghe thấy âm thanh tiếng khóc được cho là giống của trẻ sơ sinh phát ra từ bụng mình.
Năm 1977, một câu chuyện kỳ lạ đến “giật gân” đã xảy ra tại Indonesia. Sản phụ Shahana bỗng dưng “tá hỏa” khi nghe thấy những âm thanh giống hệt như tiếng khóc của trẻ sơ sinh được phát ra từ chính bụng bầu của mình. Câu chuyện “kinh thiên động địa” này đã nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và gây chấn động dư luận trong cả nước. Thông tin này khiến giới khoa học vô cùng ngạc nhiên và ngỡ ngàng.
Ngay sau đó, rất nhiều người trong đó có cả các quan chức nước này như tổng thống Suharto và bộ trưởng ngoại giao Malik đã không quản ngại đường xá xa xôi để tìm đến nhà bà bầu Shahana để trực tiếp lắng nghe âm thanh kỳ lạ này. Tuy nhiên, mọi hi vọng có thể tận tai nghe được tiếng khóc của em bé chưa chào đời đã không thành. Người sản phụ cho biết, sau lần hai vợ chồng cô “phát hoảng” kia, thì không nghe thấy tiếng con mình khóc nữa. Nhiều người quá hiếu kỳ cho rằng, có thể hai vợ chồng người sản phụ này đang làm trò lừa bịp mọi người.
Tuy nhiên, vị bác sĩ khám cho người sản phụ khẳng định, khi hai vợ chồng sản phụ đến gặp ông, họ vô cùng lo lắng, hốt hoảng và nói rằng lo sợ có điều gì không lành đang xảy đến với đứa con sắp chào đời của họ. Dù không biết thực hư câu chuyện thế nào nhưng nó đã làm khuấy đảo dư luận Indonesia lúc bấy giờ.
Câu chuyện về thai nhi phát ra âm thanh tiếng khóc từ trong bụng mẹ khiến nhiều người tò mò. (ảnh minh họa)
Sau đó, tới năm 1982 giới khoa học lại một phen “hoảng hốt” khi nghe câu chuyện về tiếng khóc bí hiểm của thai nhi trong bụng sản phụ Chu Chính Phương, người huyện Khởi Đông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Theo kể lại thì sản phụ này cũng đã nghe thấy những tiếc khóc thét dữ dội của bào thai vài ngày trước thời điểm cô sinh con.
Điều đặc biệt, tiếng khóc này không diễn ra 1 lần như sản phụ Shahana mà vang lên liên tục thành quy luật mỗi khi chị Chu đói bụng. Người nhà chị Chu cho biết, thời gian gần đến ngày sinh nở, chị Chu luôn phải ở trong phòng vì cái bụng đã quá nặng nề. Cho tới một hôm, khi cả nhà đang chuẩn bị bữa ăn tối thì nghe thấy tiếng hét lớn của chị, mọi người vội chạy vào phòng và thấy chị Chu đang ôm bụng của mình, vẻ mặt lộ rõ nỗi sợ hãi.
Người nhà tưởng chị đến ngày sinh nên đã chuẩn bị mọi thứ để đưa chị tới bệnh viện, nhưng chị Chu đã gạt đi và nói rằng chị chưa đến ngày sinh, mà vừa nghe thấy tiếng con mình khóc nức nở trong bụng.
Người nhà không tin, cho rằng chị giỏi tưởng tượng, nhưng sau khi tất cả cùng im lặng để lắng nghe thì họ mới tá hỏa vì lời nói của chị Chu là sự thật. Nghĩ có chuyện không hay đang xảy đến với đứa con trong bụng, nên chị Chu đã được đưa tới bệnh viện để kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ nói rằng con chị vẫn khỏe mạnh và đang chờ đợi ngày ra đời.
Câu chuyện này tiếp tục thu hút sự điều tra của rất nhiều quan chức. Kết quả cho thấy tiếng khóc kì lạ phát ra từ bụng chị Chu gần giống với âm thanh thu sẵn trong chiếc cát sét hiệu Ore, nhưng không một bằng chứng nào được tìm ra cho tới khi chị Chu lâm bồn. Đứa bé hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện bất thường và những lời đồn thổi về tiếng khóc của đứa trẻ vẫn còn lưu truyền tới tận ngày nay.
Vậy thực sự là thai nhi có thể phát ra tiếng khóc từ trong bụng mẹ không?
Cho tới ngày này, dù y học đã phát triển rất hiện đại với nhiều khám phá kỳ diệu về cơ thể con người nhưng chuyện thai nhi phát ra tiếng khóc từ trong bụng mẹ vẫn là một điều bí ẩn. Nếu như trước kia, người ra thường tin rằng tính cách và cảm xúc của con người chỉ phát triển sau khi chào đời, thì những nghiên cứu hiện nay lại cho thấy rất nhiều thông tin rất khác lạ.
Ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi không hề bị điếc mà đã có thể nghe thấy âm thanh từ cơ thể mẹ như tiếng nhai thức ăn, tiêu hóa thực phẩm, thậm chí cảm nhận được những tạp âm, tiếng nói của mẹ và tín hiệu từ thế giới bên ngoài. Điều này đã được chứng thực bởi nhóm nghiên cứu thuộc đại học Cambridge, Vương quốc Anh. Sau khi đặt một máy trợ thính vào trong màng ối của sản phụ, họ phát hiện ra rằng tử cung không phải là bộ phận cản thanh như cách nghĩ thông thường. Những âm thanh hàng ngày đều được truyền tới đây.
Từ trong bụng mẹ, thai nhi đã phát triển khá hoàn chỉnh. (ảnh minh họa)
Cũng theo nghiên cứu này, thai nhi đã đã có thể nghe, nhìn từ trong bụng mẹ. Do vậy, ngay từ tháng thứ ba, các sinh linh bé bỏng đã có phản ứng nhất định với thế giới bên ngoài. Nếu người mẹ đang thoải mái tắm nắng, thai nhi cũng sẽ có cảm giác thư thái tận hưởng. Khi ánh nắng chiếu thẳng vào phần bụng của sản phụ, thai nhi sẽ lập tức ngoảnh đầu tránh nắng hoặc đạp mạnh vào bụng mẹ để phản ứng.
Không chỉ có thế, đến tháng thứ 7, não bộ của bé đã khá hoàn chỉnh và hoạt động mạnh mẽ. Điện não đồ của bào thai trước khi sinh vài tuần so với sau khi sinh là hoàn toàn trùng khớp. Nhớ đó, bé có thể làm chủ được các hoạt động của mình như múa máy chân tay, vặn mình, nhào lộn…
Giáo sư Stuart Campbell, công tác tại bệnh viện Sáng tạo Y tế ở London, người đứng đầu khoa sản tại trường Y St. George (London) đã quan sát những biểu hiện của thai nhi qua máy quét 4D và cho biết, trẻ biết khóc, biết cười, chớp mắt khi vẫn còn nằm trong bụng mẹ khi được 26 tuần tuổi. Theo ông: “Thai nhi có những cử động hô hấp trong bào thai, nhưng như chúng ta đã biết, trong đó làm gì có không khí. Chúng còn chớp mắt, nhưng ở đó tối om, chẳng có chút ánh sáng nào. Vậy nên, dường như các cử động đó là để chuẩn bị cho việc trẻ chào đời và phải thích ứng với một môi trường mới.”
Thông qua các nghiên cứu về thai nhi trong bụng mẹ, các nhà khoa học đã khám phá được rất nhiều điều bí ẩn. Tuy nhiên không phải tất cả đều được hé lộ chẳng hạn như chuyện tại sao thai nhi có thể phát ra tiếng khóc. Vấn đề này vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Điều quan trọng mà các bác sĩ sản khoa luôn khuyên chị em là tâm lý của mẹ khi mang thai là rất quan trọng. Mẹ cần tạo tâm lý thoải mái, không nên suy diễn mọi chuyện lung tung theo chiều hướng xấu chính là tiền đề để thai nhi phát triển tốt nhất.
Tham khảo những bài viết hay cùng chủ đề này trên Bà bầu - Eva: Loạt công thức tự tính cân nặng thai nhi Tránh xa những việc gây hại thai nhi Khám phá sự phát triển của thai nhi |