Mách mẹ bầu cách đọc những chỉ số siêu âm và công thức độc + đơn giản tự tính cân nặng con yêu.
Khi mang thai, bất cứ mẹ bầu nào cũng quan tâm đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Một trong những chỉ số khiến nhiều chị em quan tâm nhất, đó chính là cân nặng thai nhi. Con được bao nhiêu lạng, bao nhiêu cân rồi luôn là tâm điểm chú ý của cả gia đình đối với cái bụng đang ngày một lớn lên của mẹ bầu.
Nhiều chị em thắc mắc, vì sao thai nhi trong bụng mẹ không thể chạm vào, không thể sờ thấy nhưng chỉ với động tác siêu âm, các bác sỹ lại biết con nặng bao nhiêu. Xin mách mẹ loạt công thức để tự tính cân nặng thai nhi y như bác sỹ.
Công thức 1: Ước lượng bằng cách sờ nắn bụng
Cách đơn giản nhất để kiểm tra lâm sàng cân nặng thai nhi là sờ nắn bụng người mẹ để đo chiều cao tử cung và chu vi bụng.
Công thức: Trọng lượng thai nhi (g) = ((chiều cao tử cung (cm) + chu vi bụng (cm)) x 100)/4
Chiều cao tử cung được tính từ bên bờ trên khớ mu đến đáy tử cung. Vòng bụng đó ở chỗ phình nhất, thường là qua rốn. Tuy nhiên công thức này chỉ cho ta một con số ước lượng. Sai số có thể rất lớn vì còn tùy thuộc mẹ bầu béo hay gầy, nước ối nhiều hay ít khác nhau.
Đo chu vi bụng và chiều dài tử cung có thể giúp mẹ bầu ước tính lâm sàng cân nặng thai nhi (ảnh minh họa)
Công thức 2: Sử dụng chụp X-quang
Nhiều thập kỷ trước đây, người ta đã áp dụng phương pháp chụp X-quang để đo đường kính bụng, chiều dài cột sống và xương chậu của thai nhi để tính cân nặng và có thể dự đoán cả ngôi thai cũng như cách thức sinh của mẹ bầu. Tuy nhiên vì bức xạ tia X có thể gây nguy hiểm nhất định cho mẹ bầu nên phương pháp này ngày nay đã không còn phù hợp. Hầu như tất cả các bệnh viện đều bỏ hoàn toàn cách tính này.
Công thứ 3: Sử dụng các chỉ số siêu âm
Siêu âm đo trọng lượng thai nhi là kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì độ chính xác cao, nhanh và không có hại. Trong siêu âm sản khoa có rất nhiều công thức khác nhau để tính trọng lượng thai nhi. Tuy nhiên trước khi có thể tự tính toán, mẹ bầu nên hiểu rõ về các ký hiệu và thông số trên giấy siêu âm của mình.
BPD – Đường kính lưỡng đỉnh
AC – Chu vi bụng
FL – Chiều dài xương đùi
HC – Chu vi vòng đầu
TAD – Đường kính ngang bụng
Siêu âm là cách tốt nhất để tính cân nặng thai nhi (ảnh minh họa)
Một số cách tính tham khảo
1. Trọng lượng thai nhi (g) = (BPD (cm) x 900) – 5000
Ví dụ đường kính lưỡng đỉnh 9cm thì thai nhi cân nặng 9x900-5000= 3kg1
2. Trọng lượng thai nhi (g) = 1.07 × BDP (cm) × BDP (cm) × BDP (cm) 0.3 × AC (cm) × AC (cm) × FL (cm)
3. Trọng lượng thai nhi (gam) = [BPD (mm) – 60] x 100
Ví dụ: đường kính lưỡng đỉnh 90mm thì thai nhi cân nặng (90 – 60) x 100 = 3kg
4. Trọng lượng thai nhi (gam) = 88,69 x BPD (mm) – 5062
Ví dụ: đường kính lưỡng đỉnh 90 mm, thai nhi cân nặng: 88,69 x 90 – 5062 = 2920g
Chỉ số ước tính chính xác cân nặng thai nhi nhất chính là chu vi vòng bụng. Ở cuối thai kỳ, trọng lượng thai nhi tăng chủ yếu là sự tích tụ glycogen gan và chất béo, phản ảnh cụ thể trong việc tăng chu vi bụng. Như vậy, chu vi bụng của thai nhi liên quan mật thiết đến cân nặng của trẻ. Công thức tính trọng lượng thai nhi trên thế giới có rất nhiều nhưng hầu hết đều do các nhà khoa học phương Tây nghĩ ra. Chính vì vậy khi đo trên các em bé châu Á cũng sẽ tạo những điểm khác biệt, sai số từ 10% - 15%. Càng gần cuối thai kỳ các số đo này sẽ càng chính xác hơn, thường từ tuần 34 trở đi.
Trọng lượng thai nhi không phải là tiêu chuẩn duy nhất để đo sự phát triển của con. Mẹ còn cần đối chiếu với giá trị trung bình của tuần tuổi tương ứng. Thậm chí, tuổi thai cũng là một con số không chính xác. Vì vậy, việc xác định con có phát triển bình thường không phải dựa vào phán xét toàn diện của bác sỹ siêu âm. Nếu thấy các chỉ số không chênh lệch quá nhiều trong phạm vi cho phép thì mẹ bầu không cần quá lo lắng. Chỉ cân chú ý cây dựng chế độ ăn uống hợp lý, không cần quá cầu kỳ, cũng không được sơ sài, chú trọng an toàn và đa dạng thực phẩm là được.