Sống với bố chồng khó tính dù được ông chăm sóc khi bầu và ở cữ đâu vào đấy, tôi vẫn quyết định mua nhà ra ở riêng.
Khi tôi về nhà chồng làm dâu thì anh trai chồng đã lập gia đình vài năm trước và đang ở trên thành phố. Thi thoảng anh chị mới cho cháu về quê chơi thăm ông bà. Sau khi tôi kết hôn, do chồng là con út, nhà cửa rộng rãi nên đương nhiên chúng tôi ở chung với bố mẹ chồng.
2 năm sau cưới thì mẹ chồng tôi mất vì bệnh tật, từ đó nhà chỉ có bố chồng với 2 vợ chồng tôi. Nhưng càng ngày ông càng khó tính và khắt khe với các con nên tôi ngột ngạt lắm. Dù khi tôi mang bầu con đầu lòng, ông cũng chăm cho ăn uống, giặt giũ đâu vào đấy. Khi cháu nội đi nhà trẻ, ông đón đưa hàng ngày nên 2 vợ chồng khá nhàn.
Nhưng ông khó tính quá nên khi con vào lớp 1 ăn bán trú, vợ chồng tôi mua nhà cách đó 4km và xin ra ở riêng. Ban đầu bố chồng muốn đến nhà mới ở cùng để phụ con cháu nhưng tôi lấy lý do cháu đã đi lớp không phiền đến ông.
Khi tôi mang bầu con đầu lòng, bố chồng cũng chăm cho ăn uống, giặt giũ đâu vào đấy. (Ảnh minh họa)
Bố chồng tôi từ đó sống 1 mình. Không có con cháu ở bên ông chỉ hơi buồn chút chứ về kinh tế ông dư dả. Mấy chục năm trước ông bà buôn bán kinh doanh nên cũng có khoảng chục tỷ đang gửi tiết kiệm để dưỡng già. Khi 2 con trai mua nhà, ông còn cho mỗi con 1 tỷ.
Số tiền chục tỷ kia để ngân hàng thì ông bất di bất dịch không đụng tới. Ông bảo giữ để phòng thân và dưỡng già.
Cho tới 3 năm trước thì bố chồng tôi đột nhiên phát hiện ung thư. Dù ở giai đoạn sớm và đi bệnh viện chữa trị nhưng khối u vẫn di căn. Ông rút về 2 tỷ để thoải mái chữa bệnh mà không phiền đến các con. Ông còn thuê giúp việc đến chăm sóc cả ngày đêm.
Trong khi đó 2 con trai và con dâu thì mải mưu sinh nên ít đến thăm ông. Thời điểm này tôi cũng mới cấn bầu lần 2 sau gần chục năm kế hoạch và bị ốm nghén mệt mỏi lắm.
Tôi cũng sợ vào viện thăm ông, môi trường bệnh viện có rất nhiều vi khuẩn sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ bầu. Vì thế, vợ chồng chỉ vào chốc lát rồi lại ra.
Có tuần tôi không vào thăm được đành hỏi thăm ông qua một bác gái - là bạn học cũ của ông ở cùng làng. Họ là bạn thân thiết từ thuở còn để chỏm. Thấy ông đi viện nên bác ấy thường xuyên vào thăm nom chăm sóc cho ông chu đáo.
Tháng trước, bố chồng tôi yếu hơn. 4 anh em tôi muốn hỏi ông xem chia nhà cửa và tài sản 8 tỷ trong ngân hàng thế nào nhưng ông không nói gì. Ông bảo nhà cửa đất cát sau khi ông mất cứ bán đi chia đôi cho 2 con. Nhưng tiền tiết kiệm cứ để đó lúc ông mất sẽ tính sau. Anh em chúng tôi cứ hí hửng số tiền trong tài khoản kia cũng sẽ chia đôi cho 2 con chứ còn ai vào đây nữa.
Ngày mở di chúc sau khi ông mất, 4 người con đều ngớ người. (Ảnh minh họa)
Duy trì chữa bệnh được thêm 1 tháng thì bố chồng mất. Hôm cả nhà mở di chúc ra mà sững người. Tài khoản tiết kiệm của ông không chia cho con trai, con dâu xu nào, người thừa kế lại chính là bác gái – bạn thân của ông.
Thậm chí khi mất ông còn để lại bức thư trách móc 2 con trai, con dâu bất hiếu không quan tâm chăm sóc lúc cuối đời. Thật sự tôi không thể hiểu nổi ông. Tôi ốm nghén như vậy phải kiêng đến viện, kiêng chăm sóc người ốm chứ. Hơn nữa, trong viện luôn có người giúp việc và có bác bạn thân chăm rồi, vẫn còn bắt con cái vào chăm sóc?
Bà bầu có nên kiêng đi chăm người ốm không?
Bệnh viện thường là nơi tập trung đông người. Nơi đông người thường gieo rắc những mầm mống gây bệnh, đặc biệt là những căn bệnh về hô hấp và truyền nhiễm. Khi phụ nữ đang mang thai cơ thể rất nhạy cảm, dễ bị nhiễm khuẩn, và ảnh hưởng không tốt đến cho sức khỏe.
Thấy người bệnh có thể khiến tâm trạng mẹ bầu trở nên không tốt. Chẳng ai vui khi thấy người khác đang đau ốm cả. Do đó giai đoạn mang thai mẹ bầu cần hết sức chú ý việc đi thăm và chăm sóc người ốm.
Tuy nhiên, trong trường hợp cần phải vào chăm/ thăm người ốm, mẹ bầu cân lưu ý những điều sau:
- Mẹ bầu có sức khỏe tốt có thể đi lại nhiều trong viện thì có thể đi thăm hay chăm sóc.
- Về nhà vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi khi vào viện thăm người thân, bởi bệnh viện là môi trường có rất nhiều vi khuẩn, sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ bầu. Hoặc nếu có thể đi thăm khi họ xuất viện về nhà riêng.
- Thời gian thăm nom không lưu lại lâu để mẹ bầu và người bệnh đều có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe.
Một số nơi mẹ bầu cần lưu ý khi lui tới
Đám ma
Không chỉ với bà bầu, nhiều người có sức khỏe kém, đang bị bệnh về huyết áp, phong thấp… cũng có thể bị ốm sau khi đi dự đám tang về. Những nơi đông người là địa điểm dễ reo rắc những bệnh lây truyền như bệnh về hô hấp nên bà bầu có thể bị lây nhiễm bệnh.
Phòng khám X quang
Tia X có ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi. Một số mẹ bầu không biết rằng mình đang có thai ở những tuần đầu tiên nên vô tình đi chụp X-quang khi kiểm tra sức khỏe. Mặc dù lượng chiếu xạ lúc chụp X-quang rất thấp, nhưng vẫn đủ để ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Khi mẹ bầu chụp X-quang, các nhiễm sắc thể của tế bào trứng sẽ phát sinh dị hình hoặc đột biến gen, khiến thai nhi bị dị tật hoặc phát triển không bình thường, thậm chí dẫn đến sảy thai sớm.
Cửa hàng hóa chất
Các loại hóa chất hay nước tẩy rửa đều không tốt cho bà bầu. Kể cả thuốc nhuộm tóc, dung dịch lau nhà hay thuốc diệt côn trùng… đều có thể gây ra những tác động xấu khi mang thai, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, gây sẩy thai hoặc dị tật.
Trại chăn nuôi
Phụ nữ mang thai cần tránh đến các trại chăn nuôi bởi đây có thể là nguồn lây nhiễm những bệnh nguy hiểm. Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc hoặc da bị trầy xước. Ngay cả đối với vật nuôi trong nhà mẹ bầu cũng không nên tiếp xúc thường xuyên.