Bỗng dưng tiểu buốt, bà mẹ Tuyên Quang ngỡ ngàng thấy vòng tránh thai trong bàng quang

Ngày 27/08/2018 18:43 PM (GMT+7)

Bệnh nhân L., 33 tuổi cho biết, chị đã đặt dụng cụ tránh thai cách đây 8 năm.

Ngày 27/8, Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân là Trần Thị Phương L., (ngụ tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) vừa được tiếp nhận điều trị tại Khoa ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang.

Bỗng dưng tiểu buốt, bà mẹ Tuyên Quang ngỡ ngàng thấy vòng tránh thai trong bàng quang - 1

Vòng tránh thai đi lạc chỗ ở người phụ nữ 33 tuổi.

Sau khi thăm khám, người phụ nữ này được bác sĩ phát hiện vòng tránh thai trong bàng quang. Các bác sĩ Khoa ngoại Thận - Tiết niệu đã hội chẩn, thống nhất với chẩn đoán trên và nội soi bàng quang, gắp ra chiếc vòng tránh thai.

Bệnh nhân L. cho biết, đã đặt dụng cụ tránh thai cách đây 8 năm. Gần đây, bệnh nhân thấy triệu chứng đái buốt, đái dắt nên đi khám và được phát hiện vòng tránh thai trong bàng quang.

Trong trường hợp này, các bác sĩ cho biết, vòng tránh thai đi lạc không phải do đặt nhầm mà do chiếc vòng trong quá trình nhiều năm đã ăn sâu vào cơ tử cung chui qua cơ tử cung vào ổ bụng, rồi từ ổ bụng có thể chui vào ruột hoặc bàng quang hoặc nằm tự do trong ổ bụng. Cũng có trường hợp chỉ 2 - 3 năm đã lạc chỗ.

Theo các bác sĩ, dụng cụ tử cung - vòng tránh thai là một phương pháp tránh thai tạm thời có ưu điểm tính hiệu quả cao, dễ tháo, tiết kiệm, sử dụng trong thời gian dài 5-10 năm. Tuy nhiên, có một số biến chứng: rong kinh, đau bụng… trong đó biến chứng vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng là biến chứng nguy hiểm.

Do đó, khi đặt vòng tránh thai, phụ nữ cần đi khám định kỳ. Bởi vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng là biến chứng nguy hiểm, dù đây là biến chứng ít gặp.

Chia sẻ trên Sức khỏe đời sống, bác sĩ Nguyễn Thị Hoa cho biết tuy có nhiều ưu điểm và tỷ lệ tránh thai cao nhưng có những trường hợp chống chỉ định sử dụng vòng tránh thai. Đó là các trường hợp: Có thai hoặc nghi ngờ có thai; Đang bị viêm vùng chậu, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc mắc các bệnh này trong vòng ba tháng trước; Bệnh lý ác tính đường sinh dục; Dị tật bẩm sinh ở tử cung hay u xơ làm biến dạng lòng tử cung; Xuất huyết đường sinh dục bất thường chưa được chẩn đoán và điều trị...

Không nên đặt vòng tránh thai ngay sau hút thai trong những trường hợp có thương tổn nặng chưa lành, chưa kiểm soát được băng huyết và thiếu máu cấp tính chưa có tiến triển tốt.

Cấy que tránh thai, mẹ đau đớn vì nhiễm trùng suốt 4 tháng, muốn lấy ra cũng không được
Sau khi cấy que, bà mẹ này cảm thấy hơi đau nhức nhưng chỉ nghĩ do cơ địa bản thân nhạy cảm. Không ngờ sau đó vết thương kéo dài tới 4 tháng vẫn chưa...
Theo Diệu Thu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Hạnh, 32 tuổi, chưa có ý định kết hôn song lo khi gặp được ý trung nhân thì đã quá tuổi sinh con, quyết định đến bệnh viện trữ đông trứng.

Tin bài cùng chủ đề Đặt vòng tránh thai