Bà mẹ trẻ người Singapore đã chia sẻ những tháng ngày sinh nở với bao nỗi sợ hãi, lo lắng.
Sợ vì cả hai đứa vẫn còn đang đi học, bạn trai (giờ là ông xã) khi đó mới chỉ 17 tuổi. Chúng tôi không biết phải làm gì và tương lai sẽ ra sao.
Năm đó, 2012, là quả quãng thời gian khó khăn đối với tôi vì chuyện học hành, trong khi thai nhi đã 25 tuần tuổi.
Lễ cưới diễn ra khi cô dâu 18 tuổi, chú rể 17 tuổi. Cũng là lúc họ chào đón hai con gái sinh đôi.
Vào thời điểm ấy, anh xã cũng rất bối rối, lo vì tài chính chưa dư giả, thậm chí anh còn từng suy nghĩ sẽ bỏ song thai đó. Nếu vẫn giữ con lại, có thể hai vợ chồng không thể kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ có suy nghĩ sẽ bỏ con. Ngay từ giây phút biết mình có thai, tôi đã xác định sẽ để em bé chào đời. May mắn sao, cuối cùng, cả chồng và hai gia đình đều đồng thuận với quyết định đó.
Bức ảnh hiếm hoi về quá trình mang thai của bà mẹ 18 tuổi.
Thai kỳ của tôi trôi qua cũng khá khó khăn vì bị nghén cho đến hết tháng thứ 4. Những ngày đầu, tôi không biết mình mang thai. Chỉ khi bắt đầu có dấu hiệu buồn nôn mỗi ngày, tôi mới nhận thức được có điều gì đó khác lạ.
Cảm giác nghén tồi tệ tới mức tôi buồn nôn ngay cả khi nằm nghỉ ngơi, rồi hai mắt luôn díu lại suốt ngày vì buồn ngủ.
Tôi bắt đầu hút thuốc từ khi 14 tuổi… và vẫn duy trì thói quen hút 3 điếu mỗi ngày cho đến khi thai nhi được 5 tuần tuổi. Khi đó, tôi thấy bức ảnh mô phỏng một em bé chết nằm trên những bao thuốc, và quyết định từ mặt với thuốc lá mới được thực hiện quyết liệt. Tôi không muốn điều đó xảy ra với con mình.
Làm sao để biết mình sắp lâm bồn?
Ở tuần thai thứ 28, tôi chưa cảm nhận rõ những dấu hiệu em bé muốn chào đời. Vì vậy tôi chưa chuẩn bị kỹ cả về tâm lý và vật chất cho chuyện vượt cạn.
Đến một buổi tối, tôi khó ngủ, cơn đau bụng bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, tôi vẫn không nghĩ mình đang chuyển dạ. Thay vào đó, tôi ngồi hàng giờ trong nhà vệ sinh và thấy bong huyết.
Cảm thấy điều gì đó không ổn, tôi và chồng tới bệnh viện. Cơn đau trở nên dữ dội hơn, bụng bỗng “tụt” xuống đột ngột. Đó thực sự là trải nghiệm đáng sợ đối với tôi.
Khi tới bệnh viện, âm đạo đã mở 6cm. Bác sỹ tiêm cho tôi 2 giúp thuốc hỗ trợ phổi của bé hoạt động bình thường vì muốn cố kéo dài quá trình mang thai thêm ít nhất một tuần nữa. Nhưng tôi không thể chịu đựng nổi những cơn đau đang kéo đến dồn dập.
Con gái nhỏ Hanhan phải ở trong lồng kính 4 tháng, trải qua phẫu thuật vì nhiễm trùng máu.
Nghĩa là tôi đã sinh con ở tuần thứ 28 và bằng phương pháp sinh mổ. Sau vài giờ, bác sỹ thông báo Qiqi (con gái lớn) chào đời, tôi thấy nhẹ lòng hơn, nhưng vẫn không nghe thấy tiếng khóc. Tôi thầm nghĩ hay con mình… không qua khỏi.
Y tá khuyên tôi nên bình tĩnh và nói con bé đang khóc, nhưng chỉ là cơ quan hô hấp của bé chưa hoàn thiện, nên khóc mà chúng ta không thể nghe thấy.
Sau đó, Hanhan (con gái nhỏ) cũng cất tiếng khóc. Dường như niềm hạnh phúc khi đó hoàn toàn xứng đáng với nỗi đau và khó khăn mà tôi từng phải trải qua.
Mọi thứ vẫn không ổn?
Vì chào đời quá sớm, hai chị em Qiqi và Hanhan phải ở lại viện 3 tháng. Tôi phải vắt sữa cho con sau mỗi 4 tiếng và thăm chúng 2 lần mỗi ngày. Mặc dù bố mẹ muốn tôi nghỉ ngơi nhiều hơn, nhưng tôi vẫn muốn tới thăm con.
Dù được về nhà, nhưng cả hai bé gái vẫn phải ăn sữa bằng ống thông.
Sang ngày thứ 3, tôi tưởng như mình đã mất đứa con gái bé bỏng thứ hai. Khi tới viện, tôi thấy nhiều loại ống đặt xung quanh cơ thể nhỏ bé của con. Bác sỹ giải thích Hanhan đang nguy kịch vì được nghi là bị nhiễm trùng máu.
Hanhan bắt buộc phải phẫu thuật, được tiêm morphine và caffein, dẫn ống vào phổi để hút hết bóng khí tránh ngạt thở.
Là một người mẹ, chứng kiến cảnh con mình nguy kịch, tôi quặn đau. Con bé quá yếu ớt, mỏng manh để phải chịu đựng những thứ đau đớn như vậy.
Qiqi được về nhà sớm hơn vì em gái phải tiếp tục điều trị. Vậy nên tôi vẫn phải tới viện hàng ngày để thăm Hanhan. Một tháng sau, Hanhan mới được xuất hiện. Cuối cùng, cả gia đình đã đoàn tụ.
Tuy nhiên, có vấn đề là tôi phải học cách đút ống thông để cho con ăn. Ban đầu, đó là nhiệm vụ khó khăn cho cả ba mẹ con, nhưng mọi việc cũng dần trở nên quen thuộc.
Làm mẹ từ quá sớm dạy cho bạn điều gì?
Có lẽ tôi không phải là bà mẹ trẻ nhất ở Singapore. Nhưng hai công chúa bé bỏng đã dạy tôi phải mạnh mẽ. Chúng giúp tôi hiểu tình yêu thương kỳ diệu đến nhường nào.
Gia đình hạnh phúc vào dịp Tết Nguyên đán năm 2014.
Khi gặp khó khăn, không nên hoảng sợ. Đầu tiên, hãy tự tay chăm sóc con, dù các bé quá nhỏ và yếu ớt. Các con thực sự cần bạn, bạn mới là người làm tốt nhất thiên chức của một người mẹ.
Mặc dù sinh con kèm theo sự đau đơn, nhưng tình yêu vô điều kiện dành cho chúng lại đáng giá hơn những gì bạn phải trải qua.
Hai cô con gái đã truyền cảm hứng cho tôi viết blog. Sau những gì cả ba mẹ con cùng trải qua, tôi muốn truyền thông điệp cho các bà mẹ trẻ tuổi rằng không gì là không thể.
Chồng thể hiện thiên chức làm cha như thế nào?
Thú thật, anh ấy không có nhiều tình cảm với Qiqi và Hanhan trong những ngày đầu. Mọi thứ đã diễn ra quá nhanh, dường như anh ấy chưa sẵn sàng cho cuộc sống gia đình.
Qiqi và Hanhan trong ngày sinh nhật 1 tuổi.
Cả hai chúng tôi đều không nhận thức được nguy cơ sinh non cao đến đâu, nên không có nhiều thời gian để chuẩn bị. Thời quan qua đi, bản năng làm cha giúp chồng tôi trưởng thành hơn, yêu thương con nhiều hơn.
Khi con cười với anh ấy, anh ấy thực sự hạnh phúc. Giờ hai con đã lên 2, anh ấy là ông bố tuyệt vời. Tôi tự hào là vợ của anh ấy.
Anh ấy luôn sẵn sàng chia sẻ công việc với vợ, muốn dành nhiều thời gian bên con gái. Từ niềm hạnh phúc này, chắc chắn trong tương lai gần, tôi sẽ sinh thêm con.
Tuy nhiên, anh xã chỉ muốn dừng ở con số 2. Nếu tiếp tục mang thai, tôi lo mình lại đẻ sinh đôi. Lạy Chúa tôi!