Vì đã trực tiếp chứng kiến cảnh con gái suýt mất mạng trong phòng mổ, ông bà khuyên anh không nên mạo hiểm tính mạng của vợ, đẻ 1 đứa cũng được.
Trước cưới, tôi thỏa thuận với chồng sẽ kế hoạch ít nhất 2 năm để tập trung cho sự nghiệp. Khi nào công việc, thu nhập ổn định tôi mới sinh. Anh vui vẻ đồng ý, nói rằng mọi thứ đều tôn trọng ý tôi, vậy mà ngay sau khi kết hôn, anh quay ngoắt thái độ, yêu cầu vợ:
“Phụ nữ đã lấy chồng phải đặt chuyện sinh nở, chăm sóc gia đình lên trên hết. Công việc làm được thì làm, không thì nghỉ”.
Anh còn đưa cả bố mẹ vợ vào cuộc, gây áp lực bắt tôi sinh con. Sau để gia đình yên ấm, tôi đành đẻ luôn theo ý chồng.
Ngày vỡ ối sinh bé đầu lòng, tôi đau gần 2 ngày tử cung mới mở được 6 phân, đầu con lại to, xương chậu hẹp, cuối cùng bác sĩ phải chỉ định cho sang đẻ mổ.
Khi sinh con đầu lòng, tôi đau đẻ 2 ngày không sinh thường được, cuối cùng lại lên bàn mổ. (Ảnh minh họa)
Xuất viện về nhà được vài ngày tôi lại bị băng huyết sau sinh. Nguy hiểm hơn cả là tôi thuộc nhóm máu hiếm, bệnh viện không có máu dự trữ phải huy động khắp nơi. Cũng may sau đó bác sĩ xử lý kịp thời mới giữ được tính mạng.
Vậy mà chồng tôi vô tâm, từ lúc chửa tới lúc sinh anh chẳng để ý đoái hoài tới vợ. Thậm chí khi thấy tôi nhăn nhó đau vết mổ đẻ, anh nằm bên còn dửng dưng chẹp miệng:
“Người ta cũng chửa đẻ đầy ra, vẫn hùng hục làm các việc, anh có thấy ai kêu than như em. Em đúng kiểu nhà giàu dẫm phải gai mùng tơi”.
Sinh xong, tôi thấy sức khỏe của mình yếu đi nhiều. Hơn nữa nghĩ tới việc mình từng nằm giữa lằn ranh sinh tử khi vượt cạn, tôi thự sự vẫn chưa hết cảm giác sợ. Khi giáp ranh sống còn, điều tôi lo không phải bản thân mà là nghĩ với việc nếu mình mất đi, con gái bé bỏng của tôi sẽ bơ vơ. Chính bởi như thế, tôi không muốn sinh thêm lần 2. Muốn tập trung cả sức lực, thời gian lo cho 1 đứa là được.
Chồng tôi lại khác, con được 2 năm, anh đã giục vội vợ sinh tiếp. Dù tôi đã giải thích hết mức, chồng vẫn không hiểu cho suy nghĩ của vợ, anh luôn gây sức ép nói rằng:
“Em muốn làm gì thì làm, nhất định phải sinh thêm 1 đứa nữa”.
Vì chuyện sinh nở mà vợ chồng tôi cãi vã không biết bao nhiêu lần. Ngay cả khi tôi đưa lý do, nếu đẻ thêm lần 2, tôi có khả năng phải 1 lần nữa đối mặt với cửa tử, anh vẫn nhất quyết bảo:
“Giờ y học phát triển hơn rồi, việc của em là đẻ. Không lo gì hết”.
Vì chuyện sinh thêm con thứ 2 mà vợ chồng tôi cãi vã không biết bao nhiêu lần.(Ảnh minh họa)
Khi tôi không chịu, anh lại một lần nữa gọi bố mẹ vợ yêu cầu họ thuyết phục tôi sinh theo ý chồng. Nhưng vì đã trực tiếp chứng kiến cảnh con gái xuýt mất mạng trong phòng mổ, ông bà khuyên anh không nên mạo hiểm tính mạng của vợ, đẻ 1 đứa cũng được. Ngay lập tức anh hằn học, trách móc cả gia đình tôi không biết dạy con. Rồi anh về thách thức vợ:
“Nếu cô cố chấp không chịu sinh thêm, tôi tuyên bố sẽ ngoại tình, tìm người đẻ thay cô. Lúc ấy cô đừng có trách tôi đó”.
Quá ngán ngẩm lối suy nghĩ ích kỷ của chồng, tôi về phòng lấy đơn ly hôn đặt mặt bàn:
“Anh đã có ý định ngoại tình, tôi không cấm. Có điều trước khi cặp bồ, anh ký giấy đi, chúng ta ly hôn xong, anh muốn làm gì cũng được. Tôi nói rõ để anh biết, không bao giờ tôi lấy chuyện sinh nở ra để giữ chân chồng”.
Nhìn lá đơn vợ ký sẵn tên, chồng tôi hiểu rằng vợ đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, cũng như thái độ cương quyết không nhượng bộ. Không còn cách nào, anh buộc phải “xuống nước”, nói rằng chuyện sinh nở do tôi tự quyết. Nếu sau này tôi thay đổi ý định muốn sinh thêm thì sinh, còn không anh cũng không ép nữa.
Dấu hiệu băng huyết sau sinh mổ
Nếu gặp các dấu hiệu sau đây, chị em cần được thăm khám và điều trị gấp bởi rất có thể đó là băng huyết sau sinh mổ:
- Ra máu bất thường ở âm đạo. Việc ra máu, ra sản dịch sau sinh là điều bình thường, nhưng nếu máu chảy ồ ạt, màu đỏ tươi, đỏ bầm, kèm máu cục, máu loãng thì phải hết sức cẩn thận.
- Tử cung to ra bất thường theo bề ngang, sờ vào mềm, không thấy khối cầu an toàn trên xương vệ. Nguyên nhân có thể là máu chảy bị ứ lại trong buồng tử cung. Lúc này chị em cần đi khám ngay lập tức.
- Do mất máu nhiều, chị em sẽ bị tụt huyết áp, tái mặt, toát mồ hôi, tim đập nhanh…
Trên đây là những dấu hiệu của băng huyết sau sinh, các chị em cần hết sức lưu ý. Nếu băng huyết không được cứu chữa kịp thời, chị em có thể gặp những biến chứng nguy hiểm, đôi khi còn tử vong. Các biến chứng có thể gặp phải bao gồm: suy thận, suy đa cơ quan, nhiễm trụng sau sinh, thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng Sheehan, vô kinh, mất sữa, nhiễm trùng tử cung…
Phòng tránh băng huyết sau sinh:
Để đề phòng băng huyết sau sinh, chị em cần tuân thủ những điều sau đây:
Đi khám thai, khám sau sinh đầy đủ để kịp thời chẩn đoán, phát hiện ra bệnh.các vấn đề sau sinh
Lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để theo dõi thai kỳ và sinh con, tránh những sự cố ngoài ý muốn.
Trong thai kỳ, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tránh để thiếu máu. Đồng thời, mẹ cần áp dụng chế độ ăn phù hợp sao cho thai nhi không quá to.
Sau sinh, chị em cũng phải áp dụng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, tuyệt đối không làm việc nặng, không để bị căng thẳng để tránh băng huyết.
Trong khoảng thời gian 42 ngày sau sinh, chị em cần được theo dõi sát sao tình hình sức khỏe, nếu có bất thường phải được thăm khám ngay lập tức.