Chưa chậm kinh nguyệt nhưng nếu nhận thấy sự thay đổi này, bạn đã có thai!

Ngày 25/02/2017 16:00 PM (GMT+7)

Bạn đang nghi ngờ mình có bầu? Đây chính là những dấu hiệu bạn không nên bỏ qua.

Bạn đang mong bầu? Cảm thấy cơ thể có những thay đổi “khang khác” – ngực căng tức, “thay tính đổi nết” và mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt…? Chúc mừng bạn vì rất có thể đã có một “thiên thần” đang hình thành trong cơ thể của bạn. 

Chưa chậm kinh nguyệt nhưng nếu nhận thấy sự thay đổi này, bạn đã có thai! - 1

Có rất nhiều dấu hiệu sớm báo bạn đã có bầu. (ảnh minh họa)

Dưới đây chính là những dấu hiệu mang thai bạn không nên bỏ qua.

Dấu hiệu 1: Căng tức ngực

1 đến 2 tuần đầu sau thụ thai, bạn cảm thấy ngực hơi khang khác: có một chút căng tức khó chịu, đầu ti bắt đầu to ra, ngực nhạy cảm và quầng vú sẫm màu hơn? “Thủ phạm” gây ra điều này có thể là do sự gia tăng các hormon và sự phát triển của tuyến sữa trong các tuần lễ đầu tiên khi cơ thể bạn chuẩn bị nuôi dưỡng thai nhi.

Lời khuyên: Tránh mặc áo ngực chật. Nên sử dụng những loại áo ngực tạo sự thoải mái và dễ chịu nhất cho vòng 1.

Dấu hiệu 2: Chảy máu âm đạo

Bạn bị chảy máu âm đạo? Chúc mừng bạn! Vì đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên báo có thai. Có tới 75% mẹ bầu gặp dấu hiệu này và nó thường được gọi là máu báo. Máu báo xuất hiện là do lớp niêm mạc tử cung bị bong ra. Và đây đồng thời cũng là dấu hiệu báo trứng đã vào làm tổ trong tử cung.

Lời khuyên: Khi bị chảy máu âm đạo, tốt nhất là bạn không nên vận động mạnh, tĩnh dưỡng nhiều hơn và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để nhận được những chăm sóc tốt nhất.

Dấu hiệu 3: Đi tiểu nhiều hơn

Bạn nghĩ rằng dấu hiệu này sẽ đến muộn, khi bé yêu đã hình thành ổn định trong cơ thể? Rất tiếc là không phải thế! Những tháng đầu thai kỳ, tử cung to ra chèn vào bàng quang, đẩy bàng quang lên phía trên, cộng thêm việc thận phải làm việc nhiều hơn để tống chất thải ra khỏi cơ thể chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều.

Lời khuyên: Tiểu nhiều là hoàn toàn bình thường trong quá trình chị em bầu bí, miễn là không tiểu ra máu hay kèm theo một vài dấu hiệu nhiễm trùng khác. Không uống quá nhiều nước là lời khuyên giúp bạn không bị đi tiểu quá nhiều.

Dấu hiệu 4: Mệt mỏi

Trong những tuần đầu bầu bí, cơ thể bạn có những thay đổi nhất định nên cảm giác mệt mỏi và thèm ngủ là phản ứng rất bình thường. Sự gia tăng hormone Progesterone – một loại hormone gây khó chịu, ốm nghén của mẹ bầu ở 3 tháng đầu, khiến phụ nữ mang thai mệt mỏi. Chính hormone Progesterone là một trong những tác nhân khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, gây thiếu năng lượng cho mẹ bầu. Ngoài ra, thời gian đầu mang thai, việc bơm máu lên tim của mẹ bầu nhanh hơn vì cần cung cấp thêm oxy vào tử cung, điều này cũng có thể khiến bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt và mệt hơn.

Lời khuyên: Bổ sung thêm vitamin, ăn những thực phẩm giàu năng lượng, có lợi cho sức khỏe và uống nhiều nước hoa quả là bí quyết giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng và luôn vui khỏe mỗi ngày.

Chưa chậm kinh nguyệt nhưng nếu nhận thấy sự thay đổi này, bạn đã có thai! - 2

Mệt mỏi, buồn nôn là dấu hiệu sớm báo bạn đã mang thai.(ảnh minh họa)

Dấu hiệu 5: Sợ mùi thức ăn và buồn nôn

Điều này bắt đầu vào khoảng 2 tuần sau khi thụ thai. Và Progesterone chính là nguyên nhân gây ra “chứng bệnh” này. Trong một số trường hợp, triệu chứng buồn nôn báo hiệu bạn có bầu đôi hoặc là thai nhi phát triển có vấn đề - dạng dị thường của nhau thai…

“Bệnh” buồn nôn và sợ mùi thức ăn thường xảy ra thường xuyên hơn từ tuần thứ 6 và kéo dài đến cuối quý đầu tiên của thai kỳ.

Lời khuyên: Nhiều mẹ bầu đã phát hiện ra rằng việc uống nước gừng ấm với vài giọt chanh tười giúp giảm sợ mùi thức ăn và buồn nôn một cách đáng kể. Ngoài ra, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc dùng thêm vitamin B6.

Dấu hiệu 6: Thay tính đổi nết

Bạn bỗng nhiên thay đổi tính tình, trở nên nhạy cảm hơn, dễ khóc dễ cười hơn? Rất có thể là do bạn đã có bầu đấy? Việc thay đổi hormone chính là nguyên nhân khiến bạn “rất khác” khi mang thai.

Lời khuyên: Hãy tinh tế và chú ý để nhận ra những thay đổi trong thái độ và tính tình của bạn để giải thích cho chồng, người thân cùng thông cảm và thấu hiểu. Tránh những hiểu lầm gây áp lực tâm lý không tốt cho thai nhi.

Dấu hiệu 7: Đầy hơi, chuột rút và đau lưng

Nhiều chị em lầm tưởng hiện tượng đầy hơi, chuột rút hay đau lưng là do sự biến đổi nào đó của cơ thể, nhưng sự thật, đây là những “chứng bệnh” phổ biến và dễ nhận biết nhất của việc đã có một “thiên thần” hình thành trong tử cung của bạn.

Lời khuyên: Bạn không nên làm gì vì đây là “bệnh” của bà bầu rồi. Trừ trường hợp bạn bị đau lưng nghiêm trọng và kèm theo ra máu thì nên đi khám bác sĩ để nhận được những tư vấn tốt nhất.

Dấu hiệu 8: Chóng mặt và ngất xỉu

Nhiều chị em phát hiện ra mình mang thai là do chóng mặt và ngất xỉu đấy! Một lần nữa, Progesterone chính là “thủ phạm” gây ra việc này – Progesterone khiến chị em “hoa mày, chóng mặt”, nóng đầu và quay cuồng đầu óc gây giãn mạch máu, làm hạ huyết áp. Hơn nữa, khi có bầu, lượng máu lưu thông lên não sẽ lâu hơn bình thường do máu được chuyển và tử cung để nuôi dưỡng thai nhi.

Lời khuyên: Đi lại chậm rãi, điềm tĩnh và không đứng lên một cách đột ngột (đặc biệt lưu ý khi vừa mới ngủ dậy, không nên rời khỏi giường ngay mà cần ngồi nán lại giường 3-5 phút để máu lưu thông và não bộ tỉnh táo). Giữ lượng đường trong máu ổn định bằng cách cứ 3-4 giờ lại nạp thêm năng lượng và uống nhiều nước để giữ cho huyết áp ổn định. Tránh để cơ thể quá nóng hay quá lạnh.

Dấu hiệu 9: Đau đầu

Đau đầu khi bầu bí thường gặp trong 03 tháng đầu thai kỳ và 03 tháng cuối thai kỳ. Hầu hết tình trạng đau đầu khi mang thai khiến chị em khó chịu nhưng thường vô hại. Tuy nhiên, một cơn đau đầu có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Nếu thai phụ lần đầu bị đau nửa đầu hay đau trầm trọng, cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo không có vấn đề sức khỏe xấu.

Lời khuyên: Khi bị đau đầu nhẹ, bạn nên uống một cốc nước và nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, yên tĩnh để cắt giảm cơn đau. Nếu đau đầu nặng và kéo dài, bạn cần đi khám chuyên khoa để được tư vấn chính xác. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nếu nghi ngờ hay có dấu hiệu bầu bí.

Minh Phương (Theo Fits)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tập luyện cường độ cao, giảm cân quá nhiều, bỏ qua tiêm vaccine, tăng lượng vitamin đều có thể ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh sản.

Tin bài cùng chủ đề Dấu hiệu mang thai