Các dấu hiệu bên ngoài về sự có mặt của thai nhi trong cơ thể mẹ chắc chắn sẽ rất rõ ràng và mẹ dễ dàng nhận ra như mệt mỏi, ốm nghén, nôn ói… Nhưng bên trong tử cung mẹ, em bé đang phát triển thế nào?
Cùng khám phá những sự thật thú vị về cuộc sống bí mật của thai nhi trong bụng mẹ:
Thời điểm trứng thụ tinh
Mặc dù khi quan hệ tình dục, có khoảng 100.000 chú tinh trùng bơi vào cổ tử cung phụ nữ nhưng chỉ có 1 tinh trùng được thụ tinh với trứng để hình thành lên em bé.
Video sự hình thành, phát triển thai nhi 3 tháng đầu
24 giờ
24 giờ là thời gian cần thiết cho tinh trùng và trứng thụ tinh. Lúc này, quá trình mang thai bắt đầu dù người mẹ chưa biết mình có thai.
Có khoảng 2% các ca mang thai sẽ là cặp song sinh. Song sinh giống hệt nhau xảy ra khi một trứng được thụ tinh bởi 1 tinh trùng sau đó chia thành 2 hợp tử riêng biệt và phát triển thành 2 em bé. Còn cặp song sinh không giống hệt nhau được hình thành khi hai trứng riêng biệt được rụng và thụ tinh bởi 2 tinh trùng riêng biệt. Việc có cặp song sinh giống nhau hoàn toàn hoặc không giống nhau là hoàn toàn ngẫu nhiên.
Phôi thai 4 tuần tuổi có kích thước bằng khoảng một hạt giống cây vừng.
4 tuần
Phôi thai 4 tuần tuổi có kích thước bằng khoảng một hạt giống cây vừng.
Giới tính của em bé cũng được xác định ngay khi thụ thai. Đó là bé trai hay bé gái đều do nam giới quyết định. Tất cả trứng đều mang nhiễm sắc thể X, trong khi tinh trùng mang nhiễm sắc thể X hoặc Y. Nếu tinh trùng ADX thụ tinh cho trứng thì đó sẽ là một cô bé còn nếu là ADY thì sẽ là một bé trai.
6 tuần
Ở tuần thai thứ 6, dù đã có nhịp tim thai nhưng em bé mởi chỉ nhỏ bằng hạt đậu lăng. Còn tử cung người mẹ có kích thước bằng khoảng quả táo.
7 tuần
Não của thai nhi ở tuần thứ 7 đã được chia thành 3 khu vực riêng biệt gồm não trước, não giữa và não sau.
Não của thai nhi ở tuần thứ 7 đã được chia thành 3 khu vực riêng biệt.
8 tuần
Ở tuần thứ 8, em bé đã chính thức được gọi là một bào thai. Nếu bạn siêu âm ở tuần này, sẽ dễ dàng nghe được nhịp tim thai nhi. Cũng tại thời điểm này, nguy cơ sảy thai giảm xuống còn 2%.
Tìm hiểu những tác nhân dễ khiến mẹ bầu bị sảy thai tại đây.
10 tuần
Vào tuần thai thứ 10, em bé có kích thước bằng khoảng quả cam, khuôn mặt đã phân biệt rõ đôi mắt, tai, mũi, miệng, 4 chồi chân tay và các ngón chân, ngón tay. Em bé cũng đã có móng tay nhỏ và chồi răng sữa.
Em bé cũng đã biết phản ứng với những hành động của bố mẹ. Nếu mẹ chạm vào bụng và nô đùa với bé, bé có thể sẽ di chuyển xung quanh tử cung nhưng còn quá nhẹ để mẹ có thể cảm nhận được.
Về nhịp tim của thai nhi, trái tim em bé sẽ đập 110-160 lần mỗi phút – gấp đôi nhịp tim của người trường thành.
Cũng ở tuần thai thứ 10, tất cả các cơ quan chính của em bé bao gồm tim, phổi, thận, não và ruột đã được hình thành đầy đủ.
Trái tim em bé sẽ đập 110-160 lần mỗi phút – gấp đôi nhịp tim của người trường thành.
12 tuần
Phản xạ của thai nhi bắt đầu phát triển từ tuần 12. Nếu bé vô tình cọ khuôn mặt vào cánh tay hoặc chân thì đôi môi bé sẽ có phản xạ mút. Còn nếu chạm tay vào mí mắt thì mắt sẽ nhấp nháy.
Cũng ở tuần thai này, theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học Belfast, nếu em bé thường xuyên mút ngón tay cái của bàn tay trái thì rất có thể bé sẽ là người thuận tay trái và ngược lại, nếu mút ngón tay cái của bàn tay phải sẽ là người thuận tay phải.
Ở tuần thai này, em bé nặng khoảng 14gram.
Phản xạ của thai nhi bắt đầu phát triển từ tuần 12.
Mời các mẹ theo dõi Phần 2: Cuộc sống bí ẩn của thai nhi 3 tháng giữa ít ai nói cho mẹ bầu biết vào 00h06 ngày 26/11. |