Đã có sản phụ Việt qua đời vì cúm: Những vắc xin nhất định phải tiêm trước khi mang thai

Ngày 19/02/2019 16:42 PM (GMT+7)

Theo bác sĩ Hoàng Ánh Quyết, tiêm phòng trước khi mang bầu vô cùng quan trọng không chỉ bảo vệ sức khỏe cho mẹ mà còn giúp trẻ có kháng thể tránh phơi nhiễm các yếu tố bên ngoài như kháng nguyên, vi trùng có thể xâm nhập.

Cách đây ít ngày, sản phụ Thanh Hóa mang bầu song thai 24 tuần tuổi đã tử vong do gặp biến chứng quá nặng khi mắc cúm mùa (cúm A/H1N1) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các sản phụ chủ quan với những biểu hiện cúm thông thường như hắt hơi, sổ mũi... và không tiêm phòng đầy đủ trước khi mang bầu.

Chính vì vậy khi lên kế hoạch sinh con, bên cạnh việc chuẩn bị tài chính, tâm lý, sắp xếp công việc… phụ nữ cần có một sức khỏe tốt nhằm tạo tiền đề cho 9 tháng mang thai khỏe mạnh. Cùng với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý thì việc tiêm ngừa đầy đủ mũi vắc xin được khuyến cáo cho phụ nữ trước khi mang thai có vai trò như một lá chắn bảo vệ mẹ bầu và em bé trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Đã có sản phụ Việt qua đời vì cúm: Những vắc xin nhất định phải tiêm trước khi mang thai - 1

Việc tiêm ngừa đầy đủ mũi vắc xin được khuyến cáo cho phụ nữ trước khi mang thai có vai trò vô cùng quan trọng. (Ảnh minh họa)

Dưới đây, bác sĩ Hoàng Ánh Quyết (phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng Hà Nội) sẽ chia sẻ kỹ hơn cho mọi người về tầm quan trọng cùa việc tiêm phòng và những mũi tiêm quan trọng cho phụ nữ trước khi mang thai.

Đã có sản phụ Việt qua đời vì cúm: Những vắc xin nhất định phải tiêm trước khi mang thai - 2Bác sĩ Hoàng Ánh Quyết.

Tầm quan trọng tiêm phòng trước khi mang thai

Thực trạng hiện nay, 10 người phụ nữ mang bầu đi tiêm phòng chỉ có 2 người phụ nữ tiêm chủng trước khi mang thai. Tiêm vắc xin cho phụ nữ trước khi mang bầu cực kỳ quan trọng, có rất nhiều ý nghĩa, nó không chỉ bảo vệ bản thân người mẹ mà còn bảo vệ con ngay sau khi ra đời chưa được tiêm gì. Nhiều mẹ tiêm chủng trước khi mang thai sẽ tạo điều kiện quản lý tiêm phòng tốt, giúp giảm tải bệnh viện. Bên cạnh đó còn tạo miễn dịch cộng đồng cao, chung tay bảo vệ cộng đồng.

Thông thường, những trẻ khi chào đời, 9 tháng mới được tiêm sởi, 2 tháng mới được tiêm bạch hầu – ho gà – uốn ván, chính vì vậy, nếu người mẹ chưa được tiêm trước khi mang thai, con sau khi chào đời sẽ có khả năng phơi nhiễm các yếu tố ở bên ngoài như kháng nguyên, vi trùng xâm nhập. Còn nếu người mẹ đã tiêm chủng trước khi mang bầu, con đã có kháng thể của mẹ cho sẽ chống đỡ được và có khả năng không bị mắc bệnh cao.

Tiêm chủng không chỉ tạo kháng thể cho chính đối tượng tiêm là người mẹ sau này mà còn giúp chuẩn bị kháng thể cho người mẹ cao cho con khi ra đời chưa được tiêm.

Lịch tiêm chủng cho phụ nữ trước khi mang thai

Người phụ nữ trước khi mang bầu cần thiết và đại cần thiết tiêm phòng các mũi như sởi -quai bị - rubella; thủy đậu; cúm; bạch hầu - uốn ván - ho gà; viêm gan B; ung thư cổ tử cung HPV.

Trước khi mang bầu, người phụ nữ nên đến với bác sĩ sớm nhất để tiêm mũi vắc xin sởi - quai bị - rubella cùng với mũi vắc xin thủy đậu. Hai mũi vắc xin này sẽ được tiêm trong một buổi tiêm chủng. Hai tuần sau, người phụ nữ đi xét nghiệm viêm gan B, nếu không có kháng thể, mọi người nên tiêm mũi vắc xin viêm gan B và vắc xin cúm hoặc vắc xin viêm gan B và vắc xin bạch hầu- ho gà- uốn ván.

Lưu ý, vắc xin sởi - quai bị - rubella, thủy đậu có thể tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau 1 tháng để tạo miễn dịch mạnh.

Như vậy, người phụ nữ trước khi mang bầu nên tiêm 2 mũi vắc xin sởi - quai bị - rubella, 2 mũi thủy đậu và 3 mũi viêm gan B và 1 mũi bạch hầu- ho gà- uốn ván, 1 mũi cúm và 3 mũi phòng ung thư cổ tử cung HPV. Tuy nhiên, với mũi tiêm viêm gan B và HPV, nếu người phụ nữ đã tiêm 2 mũi và mang bầu rồi, mũi 6 tháng thứ 3 có thêm tiêm sau khi sinh cùng với ngày tiêm chủng của con ở tháng thứ 2.

Đã có sản phụ Việt qua đời vì cúm: Những vắc xin nhất định phải tiêm trước khi mang thai - 3

Người phụ nữ trước khi mang bầu cần thiết tiêm phòng các mũi như sởi - quai bị - rubella; thủy đậu; cúm; bạch hầu - uốn ván - ho gà; viêm gan B; ung thư cổ tử cung HPV. (Ảnh minh họa)

Những vắc xin cần tiêm trước khi mang thai

Vắc xin sởi – quai bị - rubella

Vắc xin sởi – quai bị - rubella rất quan trọng, không chỉ giúp mẹ có kháng thể cho con mà còn giúp bảo vệ thai nhi 3 tháng đầu thai kỳ bởi nếu người mẹ không tiêm vắc xin và mắc vi rút rubella trong thời gian này có thể gây đột biến các tổ chức của thai nhi như dẫn đến bị bại não hoặc sảy thai.

Nếu người phụ nữ chưa tiêm vắc xin này bao giờ nên tiêm một 2 mũi sởi – quai bị- rubella, mỗi mũi cách nhau 1 tháng và khoảng cách từ khi tiêm đến khi mang bầu cách nhau 4 tháng.

Thông thường chỉ cần sau 1 tháng, miễn dịch sau khi tiêm đã cao, người phụ nữ có thể mang bầu nhưng theo khuyến cáo của nhà sản xuất sau 3 tháng tiêm mới được có bầu. Sởi-quai bị-rubella quy định trong vòng 4 năm sau có thể tiêm lặp lại.

Vắc xin thủy đậu

Hai mũi vắc xin thủy đậu có miễn dịch sâu sắc nên có thể phòng bệnh suốt đời, không phải tiêm nhắc lại

Vắc xin viêm gan B

Vắc xin viêm gan B sau một thời gian kháng thể sẽ suy giảm nên mọi người phải bổ sung kháng thể sau 5 năm bằng cách xét nghiệm tiêm nhắc lại.

Vắc xin HPV

Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung HPV phải tiêm 3 mũi ở trong độ tuổi từ 9-26 và sẽ không phải tiêm lại nữa. Mũi tiêm cuối cùng phải cách 6 tháng mới được có thai.

Vắc xin Bạch hầu – ho gà – uốn ván

Mũi 3 trong 1 Bạch hầu- ho gà- uốn ván tiêm trước khi mang bầu và trong vòng 5-7 năm mọi người có thể nhắc lại mũi 3 trong 1 này. Ngoài mũi 3 trong 1 tiêm trước khi mang thai, khi mang bầu, người mẹ vẫn phải tiêm thêm mũi uốn ván riêng vào 3 tháng giữa.

Với những người phụ nữ có thai lần đầu tiên nên tiêm 2 mũi uốn ván, mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai dưới 5 năm, mẹ chỉ cần tiêm thêm 1 mũi uống ván ở lần mang thai sau. Còn khoảng cách 2 lần mang thai trên 5-10 năm, mẹ vẫn phải tiêm nhắc lại 2 mũi trong lần mang thai sau.

Vắc xin cúm

Cúm có hàng mùa, hàng năm và có rất nhiều chủng như cúm Bắc bán cầu, cúm Nam Bán cầu. Các nhà khoa học sản xuất theo chủng củm cho vắc xin trong năm nên mỗi năm, mọi người cần tiêm một mũi vắc xin cúm một lần. Có thể chủng cúm cũ được lặp lại ở vắc xin mới trong năm sau nhưng có thể có thêm chủng cúm mới trong vắc xin mới nên nếu tiêm đều đặn hàng năm mọi người sẽ có miễn dịch cao hơn và sẽ có những kháng nguyên mới, sinh ra những kháng thể mới.  

Với những người phụ nữ tiêm vắc xin cúm hàng năm sẽ không phải tiêm trước khi mang bầu nữa còn những người chưa tiêm vắc xin cúm nên tiêm luôn để chuẩn bị có thai. Vắc xin cúm có thể mang thai ngay sau khi tiêm hoặc tiêm khi đang có bầu nên mọi người không cần phải kiêng khem và suy nghĩ nhiều.

Việc tiêm vắc xin cúm đều hàng năm sẽ giúp tỉ lệ kháng thể lớn phòng ngừa cúm cho con rất cao nên tiêm chủng là quá trình lặp lại để kháng thể cao lên, miễn dịch tạo ra mạnh nhất. Tuy nhiên, ngoài tiêm vắc xin cúm, mọi người vẫn phải vệ sinh mũi họng tốt, không đi vào nơi đám đông nhiều.

Đã có sản phụ Việt qua đời vì cúm: Những vắc xin nhất định phải tiêm trước khi mang thai - 4

Những người phụ nữ đang mắc bệnh cấp tính hoặc đang dùng thuốc Corticoid không được tiêm, đặc biệt là bà mẹ nhiễm HIV. (Ảnh minh họa)

Lưu ý trước và sau khi đi tiêm

- Đa số những người phụ nữ đều có thể tiêm phòng trước khi mang thai nhưng lưu ý quan trọng nhất là trước khi đi tiêm, người phụ nữ phải chắc chắn mình không có thai. Nếu phụ nữ có bầu rồi phải lùi hoặc chỉ có thể tiêm được mũi cúm và tiêm mũi uốn ván VAT, còn không tiêm được mũi sởi - quai bị - rubella.

Ngoài ra, theo chỉ định Bộ Y Tế, những người phụ nữ đang mắc bệnh cấp tính hoặc đang dùng thuốc Corticoid không được tiêm, đặc biệt là bà mẹ nhiễm HIV.

- Sau khi tiêm, người phụ nữ đã có kháng thể tốt hơn bình thường nhưng vẫn phải theo dõi tại phòng tiêm 30 phút và theo dõi 2 ngày tại nhà. Nếu sốt 38 độ, mọi người nên uống thuốc. Tuy nhiên tỉ lệ với người lớn tiêm sốt rất ít bởi tiêm chủng vắc xin là can thiệp y tế nên ít khi có vấn đề gì.

- Chỉ có vắc xin sống giảm động lực là sởi - quai bị - rubella và thủy đậu phải sau 3 tháng tiêm mới được có bầu. Mọi người nên cố gắng tiêm đủ liệu trình hoặc ít nhất tiêm 2 mũi, kháng thể mới mạnh đủ cho con an toàn hơn.

Chuyên gia chỉ ra những dấu hiệu sảy thai sớm mẹ bầu cần biết
Theo bác sĩ Thân Trọng Thạch (Giảng viên bộ môn Sản, ĐH Y Dược TP.HCM), khi thai phụ bị chảy máu âm đạo, đau bụng dưới từng cơn… thì có thể là dấu...

Dấu hiệu sảy thai

Hồng Nhung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bước chuẩn bị mang thai