Tiêm vắc-xin Covid-19 khi đang bầu đôi, cựu CEO xinh đẹp không bị "vật", vẫn vận động cực sung

Hồng Trần - Ngày 14/09/2021 12:12 PM (GMT+7)

Đào Chi Anh cho rằng việc tập luyện giúp cơ thể lưu thông máu, sớm hết đau mỏi và tạo ra nhiều kháng thể với vaccine, làm cho vaccine càng hiệu quả.

Ngày 10/8 vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành quyết định 3802/QĐ-BYT, đưa phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên (trước đây là đối tượng trì hoãn) vào chỉ định tiêm chủng, đồng thời đưa phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ ra khỏi nhóm cần thận trọng tiêm vắc xin.

Tuy nhiều mẹ bầu vẫn lo lắng việc tiêm vắc-xin có thể mang đến nhiều phản ứng phụ, khiến cơ thể đau nhức, mệt mỏi nhưng thực tế cho thấy, rất nhiều thai phụ đã được tiêm mà không gặp phải phản ứng nặng nề gì. CEO Đào Chi Anh là một trong số đó. Cô vừa hoàn thành mũi tiêm đầu tiên khi thai đôi trong bụng bước sang tuần thứ 23 và vẫn rất khỏe khoắn, tươi tắn. Thậm chí cô còn tích cực tập luyện một số động tác thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe.

Clip: Đào Chi Anh tập luyện sau khi tiêm vaccine Covid-19.

Đào Chi Anh cho biết việc tập luyện sau tiêm có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn và tăng hiệu lực vắc-xin, đây là thông tin mới nhất về sức khỏe sau tiêm do trang sức khỏe uy tín Healthline đã công bố. Việc kiêng tập sau tiêm là không cần thiết, trừ khi bạn có phản ứng nặng hơn như sốt, buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy…

Nếu bạn vẫn cảm thấy ổn, chỉ mỏi người đau nhức chỗ tiêm thì tập nhẹ nhàng giúp lưu thông máu sẽ càng tốt để sớm hết đau mỏi và giúp cơ thể sớm tạo ra nhiều kháng thể với vắc-xin, làm cho vắc-xin càng hiệu quả! Bài tập trên là Chi Anh tập để giải tỏa căng mỏi sau khi tiêm hôm qua, và chuyển động vừa kéo giãn cơ bắp, vừa hít thở sâu để thư giãn, tĩnh tâm. Bạn có thể bật bài nào thư giãn để tập theo nhé!

Nếu cảm thấy khỏe hơn thì có thể tập cùng tạ nhẹ để thách thức cơ bắp, làm máu chảy mạnh hơn khắp người”, Đào Chi Anh chia sẻ.

Đào Chi Anh đang mang bầu đôi ở tuần thứ 23

Đào Chi Anh đang mang bầu đôi ở tuần thứ 23

Được biết, việc tiêm vắc-xin cho phụ nữ mang thai chưa được nghiên cứu hoàn chỉnh. Thế nhưng, theo những nhận định ở nhiều quốc gia bùng dịch trên thế giới, việc tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho phụ nữ mang thai đem lại nhiều lợi ích hơn so với những rủi ro mà chúng mang lại. 

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều, kèm với đó hệ miễn dịch cũng suy giảm. Không những thế, tử cung của phụ nữ mang thai ngày càng to hơn, nâng cơ hoành lên gây chèn ép phổi. Chúng cản trở quá trình vận chuyển oxy đến các bộ phận khác trong cơ thể, do đó phụ nữ mang thai có nhu cầu cần oxy cao hơn. Chính Đào Chi Anh cũng từng than vãn chuyện thai nhi ngày một lớn khiến cô gặp nhiều khó khăn hơn như: bụng nặng và to hơn, phổi và dạ dày bị chèn ép, mỗi lần bước xuống giường đều rất khó nhọc…

Đào Chi Anh gặp nhiều khó khăn khi mang bầu đôi

Đào Chi Anh gặp nhiều khó khăn khi mang bầu đôi

Ngoài ra, với những phụ nữ đang mang trong mình một số căn bệnh nền như huyết áp, béo phì, đái tháo đường, các bệnh mạn tính khác,... bệnh sẽ xuất hiện biến chứng nặng và nhanh hơn gấp nhiều lần. Chính vì những lý do này mà phụ nữ mang thai khi mắc phải virus SARS-CoV-2 thì tính mạng cả mẹ và thai nhi đều có thể bị đe dọa. Do đó, khi có cơ hội tiêm vắc xin Covid-19, mẹ bầu và chị em cho con bú nên tiêm vắc xin Covid-19 đủ 2 mũi càng sớm càng tốt.

Việc nhiều mẹ bầu, trong đó có Đào Chi Anh, rất khỏe mạnh sau tiêm có lẽ sẽ là minh chứng cổ vũ chị em thai phụ tự tin hơn trong việc tiêm vắc-xin. Thay vì hoang mang, lo lắng về việc bị nhiễm bệnh thì vaccine sẽ giúp các mẹ bầu phần nào an tâm hơn.  

Những vắc xin Covid-19 nào thai phụ và phụ nữ cho con bú tiêm được?

Vắc xin là chìa khóa quan trọng nhất để sớm chiến thắng dịch Covid-19. Tại Việt Nam hiện nay có 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng bao gồm: vắc xin Moderna (Mỹ), vắc xin Janssen (Bỉ - Hà Lan), vắc xin Vaccine AstraZeneca (Anh), vắc xin Pfizer (Mỹ - Đức), vắc xin Verocell (Trung Quốc), vắc xin Spunik V (Nga).

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người mang thai từ 13 tuần trở lên có thể cân nhắc tiêm vaccine Covid-19, tiêm ở cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa. Các loại vaccine hiện có ở Việt Nam đều có thể tiêm cho thai phụ và người đang cho con bú, trừ vaccine Sputnik V chống chỉ định với nhóm này.

Sau khi tiêm vắc xin, cần theo dõi các phản ứng sau tiêm tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng, áp dụng tất cả với vắc xin Covid-19, vì đây là khoảng thời gian có thể xuất hiện các biến chứng sau tiêm, như phản ứng phản vệ. Trong trường hợp đã về nhà, người được tiêm chủng cần tự theo dõi trong 7-28 ngày nhằm phát hiện các biểu hiện của phản ứng phản vệ để đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Vừa tiêm vắc-xin phòng Covid-19, Võ Hạ Trâm liền khoe sữa vắt ra và phản ứng của con lai
Dù nhiều mẹ bỉm cho rằng nên ngưng cho con bú 2-3 ngày sau khi tiêm vắc-xin nhưng Võ Hạ Trâm cho biết cô vẫn cho bé bú bình thường theo lời khuyên của bác sĩ.

Vắc xin COVID-19

Hồng Trần (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Vắc xin cho bà bầu