Một số bí kíp nhỏ sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thật thoải mái suốt 9 tháng ‘đeo bao lô ngược’.
Mang thai là một trong những khoảng thời gian tuyệt vời và thú vị nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Tuy nhiên, có một số vấn đề khó khăn bạn sẽ gặp phải trong mỗi quý thai kỳ khiến hành trình bầu bí trở lên vất vả hơn. Vì bà bầu không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào nên chị em thường tìm đến những phương pháp tự nhiên để cảm thấy thoải mái hơn trong thai kỳ.
Hãy cùng tham khảo những phương pháp tuyệt hay để khỏe mạnh suốt 9 tháng ‘đeo bao lô ngược’ các mẹ nhé!
Ba tháng đầu
Buôn nôn, nôn ói
Triệu chứng này ảnh hưởng tới hơn 90% phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Nguyên nhân: Các nhà nghiên cứu cho rằng buồn nôn và nôn ói là kết quả của những thay đổi hormone trong thời kỳ đầu mang thai. Sự tăng lên của kích thích tố trong cơ thể sẽ khiến bà bầu có cảm giác buồn nôn.
Điều trị/ Phòng ngừa:
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung vitamin B6 hoặc ăn thêm gừng trong chế độ ăn hàng ngày sẽ làm giảm triệu chứng buồn nôn và nôn ói.
Ngoài ra, chị em cũng nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, dành thời gian nghỉ ngơi điều độ sẽ bớt mệt mỏi vì ốm nghén hơn.
90% phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị ốm nghén. (ảnh minh họa)
Nhiễm nấm âm đạo
Bệnh phổ biến ở âm đạo trong 3 tháng đầu mang thai là nhiễm nấm Candida – nhiễm nấm men. Căn bệnh này ở mức độ nhẹ thì không ảnh hưởng đến thai kỳ, tuy nhiên nếu để tình trạng bệnh nặng hơn có thể gây sảy thai hoặc sinh non.
Nguyên nhân: Các nhà nghiên cứu cho rằng, nồng độ estrogen và glycogen cao trong tiết dịch âm đạo khi mang thai là môi trường tuyệt vời để nấm men phát triển nhanh chóng.
Điều trị/ Phòng ngừa
Mẹ bầu cần bổ sung probiotic, acidophilus trong chế độ ăn uống hàng ngày. Những loại vi khuẩn có lợi này sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển quá mức của nấm men. Viên nang probiotic có thể được sử dụng bằng đường uống hoặc đặt trong âm đạo. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này các mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhé.
Ngoài ra, hạn chế đường bổ sung vào cơ thể cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm nấm men khi mang thai.
Ba tháng giữa
Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ thời gian nào trong thai kỳ tuy nhiên đau đầu phổ biến nhất trong 3 tháng giữa thai kỳ.
Nguyên nhân: Đau nhức đầu có thể do sự đột biến trong kích thích tố cùng với sự gia tăng của khối lượng máu trong những tháng đầu mang thai. Nguyên nhân khác có liên quan đến thiếu ngủ, mất nước, lượng đường trong máu thấp hoặc mẹ bầu căng thẳng.
Điều trị/ Phòng ngừa
Các chuyên gia cho rằng, massage là phương pháp điều trị đau đầu hiệu quả cho mẹ bầu. Ngoài ra, để khắc phục chứng bệnh này, chị em cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và khắc phục những nguyên nhân đó (thiếu ngủ, mất nước, lượng đường trong máu thấp hoặc mẹ bầu căng thẳng).
Đau nhức đầu có thể do sự đột biến trong kích thích tố cùng với sự gia tăng
của khối lượng máu trong những tháng đầu mang thai. (ảnh minh họa)
Giãn tĩnh mạch
Hiện tượng này xuất hiện phổ biến nhất trên 2 bàn chân. Biểu hiện của bệnh là chân sưng phù, tĩnh mạch màu xanh nổi trên mặt da.
Nguyên nhân: áp lực gia tăng từ cổ tử cung cộng với sự đột biến trong kích thích tố và khối lượng máu tăng lên khi mang thai là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch cũng như tăng huyết áp ở bà bầu.
Điều trị/ Phòng ngừa
- Để hạn chế bệnh, chị em bầu nên:
- Nâng cao chân bất cứ lúc nào khi ngồi.
- Kê một chiếc ghế nhỏ tại nơi làm việc để gác chân.
- Tập thể dục hàng ngày tốt cho việc lưu thông máu.
- Thiết lập chế độ ăn giàu bioflavonoids và vitamin C – giúp củng cố thành mạch máu, ngăn chặn sưng phù.
Ba tháng cuối
Táo bón
Đây là vấn đề phổ biến khi mang thai đặc biệt trong quý thứ 3 thai kỳ.
Nguyên nhân: Khi thai nhi tăng kích thước, nó sẽ tạo áp lực lên các cơ quan tiêu hóa. Khi ấy thực phẩm đi qua ruột sẽ chậm hơn do sự gia tăng progesterone và gây nên chứng táo bón.
Điều trị/ Phòng ngừa
- Ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, trái cây và rau quả.
- Uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít mỗi ngày.
- Tập thể dục thường xuyên. Nhưng môn thể thao lý tưởng cho mẹ bầu bao gồm yoga, đi bộ và bơi lội.
Mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt,
gạo lứt, trái cây và rau quả. (ảnh minh họa)
Ợ nóng
Ợ nóng là chứng bệnh rất phổ biến ngay cả khi bạn chưa mang thai.
Nguyên nhân được cho là do hormone giới tính duy trì thai tăng lên nhiều so với trước lúc có thai. Hơn nữa, việc mang thai cũng khiến dạ con bị co giãn, gây chèn ép tới cơ bụng.
Điều trị/ Phòng ngừa
- Hạn chế thức ăn có nhiều gia vị (cay, nóng…), nhiều chất béo dễ khiến bà bầu bị ợ nóng.
- Các loại nước đóng hộp, đồ có ga, socola… đều không thích hợp với những bà bầu đang mệt mỏi vì chứng ợ nóng.
- Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Nên nằm nghiêng khi đi ngủ và không nên đi ngủ ngay sau khi vừa ăn xong. Khi ngủ, bà bầu nên kê gối xuống dưới lưng để lượng axit luôn ở dưới cơ hoành.
- Tuyệt đối tránh xa rượu, bia và các thức uống có cồn khác.
- Uống nhiều nước và uống đều trong ngày
Bổ sung dưỡng chất cho thai kỳ khỏe mạnh - Bổ sung vitamin trước và trong khi mang bầu để đảm bảo cơ thể được đầy đủ vitamin và khoáng chất. - Bổ sung vi khuẩn có lợi probiotic. - Axit béo omega-3 rất có lợi ho não và mắt của thai nhi. - Canxi, sắt là những dưỡng chất không thể thiếu khi mang thai |