Để đau đẻ chỉ là 'chuyện nhỏ'

Ngày 13/04/2013 05:00 AM (GMT+7)

Một số mẹo nhỏ sẽ giúp chị em bớt đau khi đón con yêu chào đời.

Người xưa thường ví "đau đẻ, ngứa ghẻ, hờn ghen"  để nói lên nỗi kinh hoàng của cơn đau đẻ. Đây là nỗi ám ảnh của hầu hết thai phụ. Hiện tượng đau đẻ sẽ xảy ra vào giai đoạn thứ 3 của thai kì và trung bình kéo dài ít nhất 12-24 tiếng trong lần sinh đầu tiên. Và ở lần sinh con thứ 2, thời gian đau đẻ rút ngắn hơn.

Giai đoạn đầu của cơn đau đẻ

Giai đoạn đầu là giai đoạn kéo dài nhất, có thể lên đến 20 tiếng. Cơn đau bắt đầu khi cổ tử cung giãn nở khoảng 10cm. Trong thời điểm, cổ tử cung giãn ra từ khoảng 3-4 cm thì các cơn co thắt dần dần trở nên mạnh mẽ hơn. Những cơn co thắt cứ 15-20 phút lại xuất hiện một lần và mỗi lần kéo dài 60-90 giây. Và thường xuyên hơn với cứ 5 phút lại xuất hiện một lần.

Khi cổ tử cung giãn nở 4-8 cm thì các cơn co thắt càng trở nên mạnh mẽ hơn nữa và khoảng 3 phút lại xuất hiện một lần, kéo dài khoảng 45 giây. Lúc này, có thể bạn sẽ cảm thấy đau lưng và lượng máu lưu thông trong âm đạo tăng cao hơn. Tâm trạng của bạn lúc này cũng trở nên cáu kỉnh hơn bởi những cơn co thắt liên tục luôn làm bạn cảm thấy khó chịu.

Để đau đẻ chỉ là #039;chuyện nhỏ#039; - 1
Giai đoạn đầu là giai đoạn kéo dài nhất, có thể lên đến 20 tiếng. (ảnh minh họa)

“Mẹo” giúp bạn vượt qua giai đoạn này:

- Thử thay đổi vị trí của mình: chống 2 tay, 2 chân lên sàn nhà để giảm bớt những khó chịu của cơn đau đẻ.

- Ngâm mình trong bồn tắm hoặc cũng có thể đứng dưới vòi hoa sen.

- Hít vào thở ra đều đặn

Khi bạn bị vỡ ối thì có thể sẽ khiến cho các cơn co thắt trở nên mạnh mẽ hơn nữa. Khi cổ tử cung giãn nở 8-10cm ( giai đoạn chuyển dạ), các cơn co thắt cứ 2-3 phút sẽ xuất hiện một lần và kéo dài khoảng 1 phút. Có thể lúc này bạn sẽ cảm nhận được áp lực lên trực tràng và cơn đau lưng trở nên dữ dội hơn. Và bắt đầu có hiện tượng xuất huyết.

Thời điểm này bạn có thể thực hiện các bài tập hít thở hoặc thư giãn như mát xa hoặc nghe một bạn nhạc nhẹ nhàng. Cố gắng tập trung co thắt cổ tử cung.

Trong giai đoạn đầu này, bạn nên gọi ai đó đưa đến bệnh viện phụ sản. Khi đến bệnh viện, trước tiên bạn sẽ được mặc áo choàng của bệnh viện, kiểm tra huyết áo, nhiệt độ cơ thể. Một dụng cụ điều khiển sẽ được đặt lên bụng bạn một lúc để kiểm tra các cơn co thắt tử cung và kiểm tra nhịp tim của thai nhi. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cổ tử cung để kiểm tra quãng thời gian đau đẻ của bạn.

Sau đó bác sĩ sẽ lấy ven và đặt ống dẫn truyền những chất lỏng và các loại thuốc cần thiết dẫn truyền vào cơ thể bạn.

Giai đoạn thứ 2

Giai đoạn thứ 2 của đau đẻ bắt đầu khi cơ tử cung hoàn toàn giãn nở khoảng 10cm. Giai đoạn này sẽ tiếp tục cho tới khi thai nhi đi qua khe sinh đẻ, âm đạo và chào đời. Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 2 tiếng và cũng có thể dài hơn.

Lúc này các cơn co thắt khác hoàn toàn với giai đoạn 1. Cứ 2 -5 phút một lần các cơn co thắt sẽ xuất hiện và kéo dài từ 60-90 giây. Lúc này bạn sẽ cảm nhận thấy một lực đẩy mạnh mẽ đi cùng với cơn co thắt.Giữa các cơn rặn, bạn nên tận dụng thời gian để thư giãn một chút xíu và chỉ rặn khi nào bác sĩ yêu cầu.

Để đau đẻ chỉ là #039;chuyện nhỏ#039; - 2
Giai đoạn thứ 2 của đau đẻ bắt đầu khi cơ tử cung hoàn toàn
giãn nở khoảng 10cm. (ảnh minh họa)

“Mẹo” giúp bạn rặn tốt hơn

- Thử một vài tư thế như: ngồi xổm, nằm nghiêng với một chân kéo lên cao hoặc chống hai tay hai chân lên sàn nhà.

- Thở ra hít vào thật sâu trước mỗi cơn co thắt.

Trong lúc rặn, nếu cần thiết bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc giảm đau hoặc áp dụng thủ thuật rạch âm hộ. Thủ thuật rạch âm hộ là một tiến trình mà bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ giữa hậu môn và âm đạo để mở rộng cửa âm đạo. Thủ thuật này giúp cho thai nhi được chào đời nhanh chóng hơn và để tránh không cho âm đạo bị rách rộng sau khi sinh.

Khi bé chào đời, các bác sĩ sẽ hạ đầu bé thấp xuống để không cho dịch màng ối, chất nhờn và máu đi vào phổi của bé. Các bác sĩ sẽ cho bé ngậm một ồng hút nhỏ tròn nhằm loại bỏ các chất dịch khác đang nằm trong cơ thể bé. Sau đó bác sĩ sẽ đặt trẻ lên bụng mẹ và sau đó cắt dây rốn cho bé.

Giai đoạn thứ 3

Giai đoạn 3 bắt đầu sau khi em bé được sinh ra và kết thúc khi nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung và được lôi ra khỏi âm đạo. Giai đoạn này thường được gọi là “giai đoạn nhau” và là giai đoạn  ngắn nhất, kéo dài một vài phút cho tới 20 phút. Lúc này bạn sẽ thấy rằng các cơn co thắt bớt đau đớn hơn. Và nếu các bác sĩ áp dụng thủ thuật rạch âm đạo thì các bác sĩ sẽ khâu lại hoàn chỉnh ngay sau đó.

Hướng dẫn cách thở, cách rặn khi đau đẻ

Cách thở:

Dựa theo tính chất chu kỳ của cơn gò tử cung, sản phụ sẽ chú ý, tập trung vào hơi thở:

- Khi bắt đầu cảm nhận đau, nghĩa là khi bắt đầu thì co, có cơn co xuất hiện thai phụ nên tập trung vào hơi thở để tập thở nhanh dần. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Cơn đau càng tăng thì thở càng nhanh hơn và nông hơn, tần suất nhịp thở tăng dần ở thì kéo dài. Cảm nhận đau càng nhiều thì thở càng nhanh hơn. Ở thì thở ra làm sao tạo được tiếng rít gần như tiếng rít, tiếng huýt sáo nhỏ. Đến khi cảm nhận bớt đau thì thở chậm lại và thở sâu hơn, tần suất nhịp thở giảm dần.

- Ở thì nghĩ giữa các cơn co tử cung, thai phụ nên thở sâu và nhẹ nhàng bình thường để lấy lại năng lượng đã bị mất đi khi thở nhanh, nông ở thì co và tích trữ năng lượng cho lần thở của cơn đau kế tiếp… . Nên thư giãn tòan thân là tốt nhất.

Khi bác sĩ cho phép đươc rặn, thai phụ nên tập rặn đúng cách thì mới có hiệu quả đẩy thai ra khỏi bụng mẹ và ống sinh dục được. Rặn không hiệu quả, giai đọan xổ thai kéo dài sẽ làm mất sức người mẹ và em bé có thể bị ngạt ngay khi chưa kịp sinh ra.

Cách rặn:

- Khi cảm nhận được cơn co tử cung: bụng gò cứng dần và xuất hiện cơn đau: Thai phụ nên hít vào một hơi thở thất sâu. Sau đó nín thở, miệng ngậm chặt, hai tay nắm chặt vào hai thành của bàn sinh, hai chân đạp mạnh vào hai ống treo cổ chân của bàn sinh, dồn hơi rặn mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới giúp tống xuất thai nhi ra ngoài. Khi cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau có thể hít vào một hơi khác và rặn tiếp tục cho đến khi hết cảm thấy đau bụng nữa. Chú ý là trong khi rặn, thai phụ phải giữ sao cho lưng thẳng, áp sát vào bề mặt bàn sinh và phần mông phải cong lên phía trước. Đặt biệt là phải giữ để khi rặn thì miệng không được phát ra bất cứ âm thanh nào.

- Giữa 2 cơn co tử cung, hết đau thì thở sâu điều hòa, dưỡng sức để tập trung vào đợt rặn kế tiếp.

Theo BV Từ Dũ

Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuẩn bị đồ và tâm lí