Mẹ Trung Quốc đã rất bất ngờ khi bác sĩ ở Mỹ cho biết nước lạnh có tác dụng tốt với cơn co tử cung.
Cuối cùng sau những chuỗi ngày bận rộn, tôi đã có thời gian thảnh thơi để viết ra những dòng nhật ký sinh nở của mình. Mặc dù Derrick – con trai mới chào đời của tôi không quá khó tính nhưng bé luôn cần có mẹ bên cạnh và tôi vẫn có thể làm việc nhưng phải nằm trong tầm kiểm soát của con. Đến những tuần cuối thai kỳ, vợ chồng tôi đã quyết định sang Mỹ để đẻ bởi tôi muốn trải nghiệm một cảm giác khác lạ trong lần sinh nở này. Ở bên đó, tôi cũng có nhiều người thân thích và luôn được ủng hộ nhiệt tình. Và chỉ cần như thế cũng đủ để tôi cảm thấy an toàn khi đón con trai thứ 2 tại Mỹ.
Tôi nghĩ, có lẽ tôi là người phụ nữ may mắn nhất khi chẳng phải trải qua quá nhiều cơn đau đớn chuyển dạ trong suốt 2 lần sinh nở bởi đẻ rất dễ. Đặc biệt, điều mà tôi cảm thấy sung sướng nhất là không phải kiêng cữ trong tháng ở cữ sau sinh theo truyền thống của người Trung Quốc. Bé gái đầu tiên của tôi sinh ra ở Hồng Kông cách đây 5 năm. Tại bệnh viện lớn ở Hồng Kông, các y bác sĩ không hề bắt tôi phải kiêng cữ gì cả. Ngay sau ca đẻ mổ, y tá đã đưa ngay cho tôi một ly nước mát với cả đá lạnh bên trong. Sau khi sinh nở, tôi được ăn uống thoải mái, không hề kiêng khem như quan niệm của một số nước châu Á. Tôi vẫn có thể uống nước lạnh, ăn trái cây, các nhân viên y tế còn khuyến khích bà đẻ chúng tôi ra khỏi giường để đi tắm rửa chỉ 1 ngày sau sinh thay vì nằm lỳ một chỗ như quan niệm xưa kia.
Thực đơn tại bệnh viện ở Mỹ - nơi tôi sinh nở. Ngay sau sinh, tôi đã được ăn, uống đồ lạnh.
Quang cảnh xung quanh bệnh viện nơi tôi sinh nở
Phòng bệnh viện nơi tôi nghỉ sau sinh rất hiện đại
Lần sinh này tại Hoa Kỳ, tôi cũng nhận ra một sự sung sướng tương tự như thế, tuy nhiên cơ sở vật chất ở đây thì tuyệt vời hơn nhiều. Tôi được đẻ ở một phòng riêng và nằm dưỡng sức sau sinh cũng tại một phòng riêng với đầy đủ thiết bị hiện đại từ giường nằm đến nội thất trong nhà vệ sinh. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện Mỹ cũng cho phép tôi ăn uống thỏa thê với những món mà tôi cứ nghĩ rằng sẽ không bao giờ dành cho sản phụ như salad, sữa chua lạnh, trái cây ướp lạnh và cả thịt nướng. Tôi thấy thực sự quyết định ở cữ của mình tại Mỹ là vô cùng đúng đắn.
Tôi là một bà mẹ may mắn khi không phải kiêng cữ gì sau sinh
Sau cả hai lần sinh nở, tôi luôn được khuyến khích ra khỏi giường, vận động và đi tắm rửa chỉ 1,2 ngày sau sinh.
Mới chỉ vài ngày tuổi, hai bố con đã ra ngoài chơi
Không chỉ riêng chuyện ăn uống, các bác sĩ ở Mỹ cũng không hề khắt khe với việc gen bụng như các mẹ Trung Quốc. Sau sinh nở, tôi được khuyên ăn mặc thế nào cho thoải mái nhất là được. Các bác sĩ còn nhắc nhở rằng ngoài việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ thì mặc rộng rãi cũng là cách giúp sản phụ nhanh phục hồi nhất, đặc biệt là giảm nguy cơ mắc triệu chứng trầm cảm sau sinh.
Với những hướng dẫn của chuyên gia khoa sản Mỹ, tháng ở cữ của tôi không hề kiêng khem gì. Tôi vẫn ăn uống với chế độ bình thường, vẫn mặc quần áo rộng và ngắn tay. Có lẽ tôi phải thực sự xin lỗi mẹ chồng tôi vì đã chuẩn bị các loại thảo dược như gừng để tôi nấu nước tắm, gội và chườm bụng sau sinh. Đống gừng mẹ gói cho tôi mang theo sang Mỹ vẫn đang để ở góc nhà.
Thậm chí, trong tháng đầu tiên sau đẻ, tôi chẳng bao giờ phải đeo tất, bịt lỗ tai hay đội mũ và đương nhiên là lúc nào trên người cũng mặc bộ đồ rộng rãi, thoải mái nhất. Tôi thấy thực sự sung sướng với cách ở cữ tự do này và dường như đây chính là cách giúp tôi cảm thấy thời gian ở cữ thật tuyệt.
Những món ăn ngon mà tôi đã thưởng thức sau sinh nở
Các bác sĩ không hề bắt tôi kiêng ăn bất cứ thứ gì.
Thậm chí cả đồ ăn biển
Ngày thứ 8 sau sinh nở, tôi đã được những người thân trong gia đình tổ chức một buổi tiệc ngoài trời nhỏ để mừng con trai chào đời. Tại bữa tiệc này, tôi được ăn thỏa thê những gì mình muốn và tôi cùng con trai được tự do ra ngoài, chẳng ai cấm đoán.
Ngày thứ 9 sau ca sinh nở, tôi tiếp tục đưa con ra ngoài chơi cùng bạn bè. Thậm chí khi đó, chồng tôi còn đề xuất ý kiến đưa mẹ con tôi đi du lịch ở Las Vegas nhưng sau vì nghĩ thời tiết ở đó khá nóng và khô, sợ con trai không thích nghi được nên tôi đã không đi.
8 ngày tuổi, con trai được bố cho ra ngoài chơi
Người thân của tôi liên tiếp tổ chức tiệc mừng cho con trai
Và đương nhiên, tôi được ăn uống thỏa thê
Tôi vẫn uống cả đồ lạnh vì theo bác sĩ ở đây, đồ lạnh rất có lợi cho các cơn co tử cung
Gần hết một tháng ở cữ tại Mỹ, tôi đã quay lại bệnh viện để khám sức khỏe trước khi trở về Trung Quốc. Mặc dù tôi không hề kiêng cữ chuyện ăn uống, sinh hoạt nhưng bác sĩ nói tôi đang phục hồi rất tốt, sản dịch đã sạch hết. Tôi có đem thắc mắc của mình hỏi bác sĩ về chuyện tại sao bà đẻ lại có thể uống nước lạnh. Bác sĩ Mỹ nhìn tôi cười nói, có thể các mẹ không biết rằng chính nước lạnh rất tốt cho các cơn gò tử cung, giúp tống sản dịch ra ngoài hiệu quả sau sinh. Ồ, thì ra là thế. Ngay sau khi bước ra khỏi phòng khám, tôi đã đến ngay Starbucks đẻ nhâm nhi một ly cà phê đá. Thật tuyệt vời!
Và tôi không quên việc ra ngoài trời tắm nắng cho cả hai mẹ con.
Tôi nhận thấy 1 tháng ở cữ tại Mỹ trôi qua nhanh quá. Không giống như việc ở cữ tại Trung Quốc, các mẹ mòn mỏi chờ đợi đến ngày được ra ngoài, được ăn uống tự do thì tại đây tôi được sống là chính mình và bằng chứng là tôi vẫn phục hồi rất tốt sau sinh đấy thôi.
Tham khảo những bài viết cùng chủ đề Sinh con ở nước ngoài dưới đây: Đẻ ở Đức: Y tá đến nhà chăm 3 tháng Sướng 'ngất ngây' khi sinh con ở Nhật |