Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, quy trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm là quy trình khép kín, vì vậy mắt xích nào cũng quan trọng. Quy trình này như một đội bóng mà chân sút của ai cũng phải tốt, nếu một chân sút hỏng coi như hỏng cả một dây chuyền.
Chuyên khoa: Sản phụ khoa
Nơi công tác: Bệnh viện Bưu điện
Chia sẻ thêm về quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), bác sĩ Nhã cho biết, IVF được chỉ định cho bệnh nhân tắc vòi trứng, lạc nội mạc tử cung, tinh trùng yếu hoặc quá ít phải lấy từ tinh hoàn và mào tinh, vô sinh không rõ nguyên nhân hay bệnh nhân điều trị IUI thất bại.
Trong đó, phương pháp này giải quyết tất cả các vấn đề vô sinh như vô sinh trong tắc vòi trứng, vô sinh nam mà trước kia gần như bó tay với tỉ lệ thành công cao hơn phương pháp bơm tinh trùng hoặc theo dõi nang noãn để quan hệ tự nhiên. Tuy nhiên, quy trình thực hiện phương pháp này khá tốn kém rơi vào từ 70-80 triệu.
Khi trứng và tinh trùng đủ điều kiện, kỹ thuật viên sẽ thực hiện tiêm tinh trùng vào trứng. Một tinh trùng và một trứng cho mỗi lần thực hiện kỹ thuật.
Thao tác tay của các kỹ thuật viên tỉ mỉ đến từng chi tiết sau khi nhìn qua kính hiển vi.
Mũi kim để bơm tinh trùng vào trứng. Một mũi kim để giữ còn một mũi kim để hút và đưa tinh trùng vào trứng.
Thao tác chọc thủng nang trứng để bơm tinh trùng vào bên trong. Trứng sau khi được thụ tinh gọi là phôi và được nuôi cấy trong môi trường. 2 ngày sau, bệnh nhân sẽ được được hẹn đến thông báo số phôi thu được.
Nếu bệnh nhân trong quá trình kích trứng bác sĩ thấy niêm mạc tử cung và mọi xét nghiệm đều tốt có thể chuyển phôi tươi được thì sẽ được chuyển phôi vào ngày thứ 3, tức là ngày sau 2 ngày thông báo.
Nếu bệnh nhân không chuyển phôi được vào tháng đó, sau ngày thông báo, phôi sẽ trữ đông toàn bộ lại. Đến ngày thứ 2 chu kỳ kinh tháng sau bệnh nhân sẽ được đến chuẩn bị niêm mạc tử cung. Quá trình chuẩn bị niêm mạc tử cung diễn ra khoảng 2 tuần, lúc đó phôi cũng sẽ được rã đông và chuyển cho bệnh nhân. Như vậy một quy trình thụ tinh trong ống nghiệm từ kích trứng đến làm thành phôi kéo dài khoảng 13-14 ngày.
Chuyển phôi diễn ra vào buổi sáng. Trước khi chuyển phôi bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc, vệ sinh. Quá trình chuyển phôi diễn ra nhanh chóng chỉ khoảng 5-10 phút.
Trong khi chuyển phôi, bác sĩ sẽ thường xuyên quan sát màn hình siêu âm để xem đường đi của phôi và đặt phôi vào vị trí đẹp nhất. Sau chuyển phôi, người vợ nằm tại giường theo dõi trong 3h. Khi về nhà, người vợ tiếp tục uống và đặt thuốc để hỗ trợ sự làm tổ, phát triển của phôi thai. Hai tuần sau người vợ sẽ được thử máu xác định thai.
Khuyến cáo bệnh nhân không nằm một chỗ tại giường sau khi về nhà. Bệnh nhân có thể về nhà sinh hoạt bình thường, tâm lý thoải mái để tỉ lệ có thai tốt hơn.
Phôi dư sẽ được trữ lại trong những bình nitơ lỏng (nhiệt độ -196 độ C). Khi cần, phôi sẽ được lấy, rã đông để thực hiện kỹ thuật IVF. Hiện nay, tỉ lệ thành công ở trung tâm hỗ trợ sinh sản là 55-60%. Mỗi năm tỉ lệ này đều tăng lên vài % và tất cả mọi người đều làm việc chặt chẽ trong quy trình, không ai được lơ là để tăng tỉ lệ có thai cho bệnh nhân lên cao nhất.
Tin liên quan
Tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất giúp mẹ bảo vệ cho sức khỏe của mình cũng như thai nhi. Việc tiêm phòng đầy đủ cho người mẹ...
Tin bài cùng chủ đề IVF - Thụ tinh trong ống nghiệm
Lấy chồng khi vừa tròn 25 tuổi, nhưng tới khi ngoại tứ tuần chị Hoà (Hà Nội) mới được hưởng hạnh phúc làm mẹ. Gần hai thập kỷ mới được bế con trên tay, không niềm hạnh phúc nào hơn với người...