Khi một em bé chào đời, người Nhật sẽ thực hiện theo các nghi thức gọi là Omiyamairi để chào đón em bé vô cùng độc đáo.
Ở xứ sở hoa Anh đào, người ta cho rằng, “người Nhật được sinh ra theo kiểu Thần đạo (Shintoism), kết hôn theo kiểu Thiên chúa giáo và qua đời theo kiểu Phật giáo”. Nói một cách khác, ba thời khắc quan trọng nhất trong đời người đều được trân trọng và gắn liền với những nghi thức nhất định.
Khi một em bé chào đời, người Nhật sẽ thực hiện theo các nghi thức gọi là Omiyamairi. Tùy thuộc vào từng vùng mà Omiyamairi có những biến thể khác nhau, tuy nhiên vẫn giữ được nét văn hóa đặc trưng cơ bản.
Người Nhật được sinh ra theo kiểu Thần đạo (Shintoism), kết hôn theo kiểu Thiên chúa giáo và qua đời theo kiểu Phật giáo
Ngày tiến hành lễ
Tùy thuộc vào em bé chào đời là trai hay gái mà ngày tiến hành Omiyamairi diễn ra khác nhau. Con trai sẽ vào ngày thứ 31 sau khi chào đời và ngày thứ 32 với con gái. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại dần phá vỡ quy tắc cổ xưa này. Người Nhật có thể tiến hành Omiyamairi vào bất kỳ thời điểm nào.
Omiyamairi thường được tổ chức ở đền thờ. Người Nhật sẽ chọn lựa vùng đất thánh (các đền thờ) để thực hiện nghi thức, tùy thuộc vào vị trí địa lý và giá cả. Thông thường, người ta phải trả từ 3.000 – 10.000 yên Nhật (tương đương 30-100USD) cho việc tiến hành Omiyamairi.
Mặc gì?
Trước khi vào đền, em bé phải được chuẩn bị kỹ lưỡng về quần áo theo đúng truyền thống. Thường là váy xếp ly, được người mẹ bế trên tay bằng cái địu cầu kỳ, may từ vải in họa tiết đúng chất Nhật Bản. Nếu là con gái, địu thường có màu hồng, trang trí bằng hoa anh đào. Nhìn thoáng qua, chiếc địu này khá giống với áo kimono.
Trước khi vào đền, em bé phải được chuẩn bị kỹ lưỡng về quần áo theo đúng truyền thống.
Trong khi đó, người lớn thì ăn mặc lịch sự như vest. Cuối cùng, em bé sẽ được viết một chữ (chữ kanji theo bảng chữ cái của Nhật) lên trán. Bé trai được viết chữ Đại, bé gái có chữ Tiểu với hy vọng sau này chúng sẽ là người thanh tú và khiêm tốn.
Trước khi vào nghi lễ chính thức, em bé sẽ được viết một chữ (chữ kanji theo bảng chữ cái của Nhật) lên trán.
Theo truyền thống, bà nội của em bé sẽ là người bế cháu vào đền. Ở Nhật, phụ nữ sau sinh được đối đãi đặc biệt. Ít nhất là 1 tháng đầu không phải làm bất kỳ việc gì. Do đó, ngay cả nghi lễ Omiyamairi cũng không do người mẹ trực tiếp phải tiến hành.
Tiến hành Omiyamairi
Các đền thờ ở Nhật luôn giữ được không gian thanh tịnh và mát mẻ cho dù ngoài trời nóng nực. Một vị chủ trì sẽ đợi các gia đình tới để tiến hành Omiyamairi. Sau đó, mọi người được dẫn tới bàn nghi lễ. Trên bàn đặt vài vật dụng theo đúng thủ tục như rượu sake, trái cây.
Thầy cúng đọc kinh thánh trong khoảng hai, ba phút để cầu mong sự điều tốt lành cho em bé trước khi làm lễ rửa tội. Lúc này, thầy tu dùng một đạo cụ truyền thống, gọi là shaku để làm lễ, kèm theo lời kinh được tụng liên hồi.
Đáng chú ý, người ta dùng một chiếc gậy, được buộc nhiều tờ giấy xé nhỏ, treo ở một đầu (được gọi là onusa) để khua nhẹ trước mặt cả gia đình làm lễ. Hành động này có hàm ý xua đi điều rủi, mang đến sự an lành và tốt đẹp cho gia chủ.
Người ta dùng một chiếc gậy, được buộc nhiều tờ giấy xé nhỏ, treo ở một đầu để khua nhẹ trước mặt cả gia đình khi làm lễ.
Cuối cùng, thầy cúng dùng chuông để lắc qua, lắc lại trước mặt em bé nhằm trừ tà ma để kết thúc nghi lễ. Toàn bộ nghi thức chỉ diễn ra trong thời gian từ 5-10 phút, nhằm tránh việc em bé mới vài ngày tuổi phải khóc, rơi nước mắt trong đền.
Quà tặng
Khi ra về, thầy cúng sẽ gửi tặng gia đình vài món quà nhỏ, bao gồm vài túi đường, một con rắn nhỏ bằng gốm với quả chuông nhỏ, cùng chiếc vòng tay may mắn. Tất nhiên không thể thiếu thiệp may mắn omamori được cất cẩn thận trong chiếc túi vải, sẽ không bao giờ được mở ra.
Cuối cùng là một đôi đũa hàm ý để dùng cho nghi thức thứ hai, được tiến hành khi em bé được 100 ngày tuổi, gọi là Okuixomo. Đó cũng là lúc lần đầu tiên bé được tập ăn các món rắn.
Khi ra về, thầy cúng sẽ gửi tặng gia đình vài món quà nhỏ, bao gồm vài túi đường, một con rắn nhỏ bằng gốm với quả chuông nhỏ, cùng chiếc vòng tay may mắn.