Mối liên hệ đặc biệt giữa em bé này và mẹ chính là cả hai đều được sinh ra từ cùng một chiếc tử cung.
Gần đây, thông tin 2 em bé liên tiếp chào đời khỏe mạnh từ người mẹ được cấy ghép tử cung ở Mỹ đã gây xôn xao dư luận và giới truyền thông. Ai cũng cảm thấy ấn tượng với thành tích ấn tượng này của các bác sĩ.
Vậy nhưng ít ai biết rằng, thực tế em bé đầu tiên trên thế giới được sinh ra từ “nghệ thuật” tử cung cấy ghép là ở Thụy Điển vào năm 2015. Đặc biệt hơn, em bé này được nuôi dưỡng trong chính tử cung của bà ngoại mình.
Mẹ của bé (được giấu danh tính) đã phải cắt bỏ tử cung khi mới 20 tuổi vì căn bệnh ung thư. Cô đã nghĩ mình sẽ không bao giờ có cơ hội mang thai và trở thành mẹ.
Em bé đầu tiên trên thế giới chào đời từ mẹ được cấy ghép tử cung.
Vậy nhưng cuối cùng, điều cô không tưởng tượng nổi đã trở thành sự thật. Cô mang thai và sinh con trai khỏe mạnh nhờ tử cung được cấy ghép từ mẹ.
Sau ca sinh, cô chia sẻ với tờ AP: "Tôi không có lời nào đã diễn tả niềm hạnh phúc mình đang có. Mọi chuyện còn suôn sẻ hơn những gì tôi hy vọng".
Người phụ nữ hơn 30 tuổi này nhớ lại giây phút cô và mẹ cùng lái xe đến bệnh viện để cấy ghép tử cung. "Tôi đã khóc và nói tôi yêu mẹ rất nhiều. Mẹ đã trao cho tôi món quà tuyệt vời nhất", cô kể lại.
Về phía người bà ngoại, cô cho biết bản thân đồng ý ngay lập tức khi nghe con gái đề nghị. Cô cũng rất tự hào, không chỉ vì mình đã giúp con gái sinh cháu thành công mà còn trở thành một phần trong bước tiến quan trọng của nền y học sinh sản.
Cùng một chiếc tử cung ấy đã sinh ra cả hai mẹ con.
Tiến sĩ Mats Brannstrom, người đứng sau ca ghép tử cung "cách mạng" này cũng đã giúp đỡ 4 người phụ nữ không có tử cung bẩm sinh hoặc đã phải cắt bỏ tử cung sinh con thành công. Vậy nhưng ông cho biết ông vẫn ấn tượng nhất với trường hợp này: "Đó là một chiếc tử cung bắc cầu qua 3 thế hệ", ông nói.
Trước thành công của tiến sĩ Mats, cũng đã có 2 ca phẫu thuật ghép tử cung được thực hiện ở Ả rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không sinh con thành công.
Tiến sĩ Mats bắt đầu thử nghiệm của mình từ năm 2013, khi ông ghép tử cung cho 9 người phụ nữ. Trong đó 2 người phải bỏ tử cung ghép ra vì biến chứng.
Sau thành công của 5 ca chào đời thành công, ông và các đồng nghiệp đang tiếp tục nghiên cứu để nâng cấp thủ tục cấy ghép này. Ông nghĩ đến việc sử dụng tử cung của những người phụ nữ mới qua đời hoặc sử dụng robot để rút ngắn thời gian phẫu thuật xuống còn 10-12 tiếng.