Đây là em bé đầu tiên ở Mỹ ra đời từ tử cung cấy ghép tại Texas, Mỹ - đánh dấu cột mốc mới cho ngành y học nước này.
Một phụ nữ sinh ra không có tử cung đã sinh con tại Trung tâm Y tế Đại học Baylor ở Dallas, Texas khoảng 1 năm sau khi nhận tử cung hiến tặng của một y tá 36 tuổi.
Phát ngôn viên của bệnh viện Craig Civale đã xác nhận sự ra đời của em bé nhờ tử cung cấy ghép nhưng không tiết lộ thông tin chi tiết. Bệnh viện sẽ giữ bí mật về tên tuổi người phụ nữ để đảm bảo quyền riêng tư của bệnh nhân.
Em bé đầu tiên chào đời từ tử cung cấy ghép ở Mỹ.
Đây là bước đột phát lớn sau nhiều năm nỗ lực của rất nhiều bệnh viện trên toàn thế giới nói chung cũng như tại Mỹ nói riêng trong việc cấy ghéo tử cung. Ca sinh con đầu tiên trên thế giới nhờ phương pháp cấy ghép tử cung diễn ra tại Thụy Điển năm 2015 và các bác sĩ Mỹ cũng luôn nỗ lực để có thể thực hiện được việc này.
Vào tháng 10/2016, Trung tâm Y tế Đại học Baylor thông báo đã thực hiện 4 ca cấy ghép tử cung bằng cách sử dụng những tử cung từ những người hiến tặng khác nhau. Mặc dù 3 ca trong số đó đã buộc phải gỡ bỏ tử cung do bị chảy máu quá nhiều, may mắn vẫn có một ca thành công.
Theo tiết lộ mới nhất trên tạp chí Time, đây là ca sinh con đầu tiên nhờ tử cung cấy ghép tại Mỹ. Mặc dù không biết lộ danh tính người mẹ cũng như thông tin về em bé nhưng Time cho biết người hiến tặng tử cung là nữ y tá Taylor Siler, 36 tuổi – một bà mẹ đã có 2 con ở Dallas.
Bé chào đời bằng phương pháp đẻ mổ.
“Tôi có những người thành viên trong gia đình gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm một đứa con. Tôi nghĩ điều đó thật không công bằng và tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tạo ra điều tuyệt vời cho họ”, chị Siler chia sẻ.
Theo thống kê, có ít nhất 16 ca cấy ghép tử cung trên toàn thế giới trong đó có một ca người hiến tặng tử cung đã qua đời do gặp biến chứng khi phẫu thuật.
Các bác sĩ hy vọng rằng việc cấy ghép tử cung sẽ giúp cho hàng nghìn phụ nữ không có tử cung sẽ có cơ hội được mang bầu, làm mẹ. Điều kiện ban đầu để được cấy ghép tử cung là phụ nữ ở độ tuổi 20-35, có buồng trứng khỏe mạnh, bình thường. Những người phụ nữ này sẽ được lấy trứng sau đó là quá trình kết hợp với tinh trùng để tạo thành phôi rồi đông lạnh phôi chờ đến ngày tử cung cấy ghép sẵn sàng chuyển phôi thai vào.
Theo thống kê, cho đến thời điểm hiện tại có ít nhất 16 ca cấy ghép tử cung trên toàn thế giới.
Ít nhất 1 năm sau khi cấy ghép tử cung mới có thể chuyển phôi thai vào để đảm bảo tử cung có thời gian phục hồi, hoạt động tốt nhất. Một em bé trong ca cấy ghép tử cung sẽ chào đời bằng phương pháp đẻ mổ và tử cung này cũng không phải tồn tại vĩnh viễn.
Những người được cấy ghép tử cung phải sử dụng thuốc thường xuyên để đảm bảo cơ thể không đẩy tử cung ra và đảm bảo sức khỏe ổn định. Tử cung cũng sẽ được loại bỏ sau 1-2 lần mang thai.
Những câu hỏi liên quan đến phương pháp cấy ghép tử cung Em bé đầu tiên ra đời từ tử cung cấy ghép là khi nào? Các chuyên gia Thụy Điển đã ra thông báo năm 2015 rằng một bé trai đầu tiên đã ra đời từ phương pháp cấy ghép tử cung thành công. Từ đó, Vương quốc Anh và Mỹ cũng bắt đầu thực hiện cuộc đua với phương pháp này. Vì sao có những người phụ nữ không có tử cung? Hàng ngàn phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ ở Mỹ không có tử cung hoặc có tử cung mà không thể sinh được em bé. Một số phụ nữ sinh ra với hội chứng MRKH (Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser), nghĩa là thai nhi không thể phát triển trong tử cung mẹ. Một số khác lại bị mất tử cung do mắc ung thư cổ tử cung. Phương pháp này có rủi ro không? Ca phẫu thuật cấy ghép tử cung có thể kéo dài khoảng 6 giờ với tử cung từ người hiến tặng. Người nhận tử cung cần uống thuốc giảm miễn dịch sau khi cấy ghép và trong suốt thai kỳ để đảm bảo bộ phận này không bị cơ thể đẩy ra. Cả người cho và nhận đều có thể đối mặt với nguy cơ xấu là chảy máu quá nhiều hoặc nhiễm trùng sau khi phẫu thuật vì vậy cần đặc biệt chú ý theo dõi. |