Khi chưa có que thử thai hay biện pháp xét nghiệm máu, liệu phụ nữ sẽ thử thai bằng cách nào?
Ngày nay, khi có dấu hiệu mang thai, chị em phụ nữ sẽ rất dễ dàng để thử thai ngay tại nhà hoặc đến bệnh viện xét nghiệm nước tiểu. Vậy nhưng cách đây mấy nghìn năm, khi chưa có những dụng cụ hiện đại này thì phụ nữ sẽ xác định "tin vui" bằng phương pháp nào? Một trong những câu trả lời gây sốc nhất có lẽ chính là... bằng lúa.
Gần đây, một tài liệu cổ được giải mã đã cho thấy từ 3.500 năm trước phụ nữ Ai Cập cũng xét nghiệm nước tiểu và chờ phản ứng hóa học như ngày nay để biết mình có thai hay không.
Tài liệu cổ ghi lại phương pháp thử thai của phụ nữ Ai Cập hơn 3000 năm về trước.
Nhóm nghiên cứu tới từ Đại học Copenhagen, Đan Mạch cho biết phụ nữ thời Ai Cập cổ đại muốn kiểm tra tình trạng mang thai sẽ đi tiểu vào một túi lúa mạch và một túi emmer (một loại lúa mì do người Ai Cập cổ trồng).
"Nếu một trong hai túi nảy mầm nghĩa là người phụ nữ này đang có thai. Nếu là lúa mạch, đứa trẻ mang giới tính nam. Nếu là emmer, đứa trẻ mang giới tính nữ. Không túi nào nảy mầm, người phụ nữ sẽ không sinh nở", nhóm khoa học từ Đại học Copenhagen, Thụy Điển, cho biết sau khi giải mã một cuộn giấy cói cách đây hơn 3.500 năm.
Theo CNN, hình thức thử thai này cũng có những cơ sở khoa học nhất định. Theo một bài báo đăng trên tạp chí Medical History năm 1963, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm hình thức thử thai này và thấy 70% các mẫu nước tiểu của các phụ nữ mang thai khiến hạt giống nảy mầm.
Cách xác định có thai bằng lúa mạch là hoàn toàn có cơ sở khoa học.
Các nhà khoa học cho rằng cơ sở khoa học của hình thức thử thai này nằm ở lượng estrogen trong nước tiểu của người phụ nữ. Thông thường khi phụ nữ mang thai, lượng estrogen sẽ tăng cao, kích thích hạt giống nảy mầm. Song để sự đoán giới tính thì phương pháp này lại không cho kết quả đúng.