Không cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh để giữ lại tối đa dưỡng chất: Nguy hiểm khi nhau thai để lâu bên ngoài

Thảo Nguyên - Ngày 28/10/2022 14:30 PM (GMT+7)

Thay vì các bé sơ sinh được bác sĩ cắt cuống rốn ngay khi chào đời thì một số mẹ liều mình giữ nguyên nhau thai trong chiếc túi nhỏ để dây rốn khô và tự rụng nhằm giúp con hấp thụ tối đa dưỡng chất.

Trào lưu liều mình giữ lại nhau thai cho con sơ sinh để hấp thu hết dưỡng chất sau sinh

Ai cũng biết, cắt dây rốn đã nằm một phần trong quy trình đỡ đẻ. Thế nhưng nhiều năm gần đây, một số bà mẹ liều lĩnh đã thử không cắt dây rốn của con kể từ lúc các bé vừa chào đời và để nguyên cho tới khi tự rụng. Đây chính là phương pháp đỡ đẻ theo kiểu sinh hoa sen xuất hiện từ năm 2008.

Theo phương pháp sinh hoa sen này, các sản phụ sẽ để nhau thai và dây rốn giữ lại bên cạnh trẻ sơ sinh cho tới khi dây rốn tự rụng và nhau thai khô lại. Khoảng thời gian này có thể kéo dài từ 10 tới 14 ngày.

Không cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh để giữ lại tối đa dưỡng chất: Nguy hiểm khi nhau thai để lâu bên ngoài - 1

Theo phương pháp sinh hoa sen này, các sản phụ sẽ để nhau thai và dây rốn giữ lại bên cạnh trẻ sơ sinh cho tới khi dây rốn tự rụng và nhau thai khô lại (Ảnh minh họa)

Theo phương pháp sinh hoa sen này, các sản phụ sẽ để nhau thai và dây rốn giữ lại bên cạnh trẻ sơ sinh cho tới khi dây rốn tự rụng và nhau thai khô lại (Ảnh minh họa)

Những người mẹ mới sinh ủng hộ phương pháp này vì tin rằng trẻ sơ sinh phải chịu những căng thẳng không đáng có khi bị tách rời khỏi nhau thai. Do vậy họ nghĩ nên để trẻ được chào đời một cách tự nhiên nhất cũng như tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng có trong nhau thai.

Xu hướng sinh hoa sen này lần đầu tiên được thực hiện vào năm 2008, bởi họ cho rằng sinh hoa sen là một phương pháp mới có nhiều lợi ích như giúp trẻ nhận thêm dưỡng chất từ nhau thai, tăng sự liên kết giữa mẹ và bé, người mẹ được nghỉ ngơi để nhanh hồi phục, rốn em bé sau này sẽ đẹp hơn…

Không cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh để giữ lại tối đa dưỡng chất: Nguy hiểm khi nhau thai để lâu bên ngoài - 3

Không cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh sau đẻ để giữ lại tối đa dưỡng chất: Nguy hiểm khi nhau thai để lâu bên ngoài

Khi không cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh để giữ lại tối đa dưỡng chất có nghĩa nhau thai sẽ phải để bên ngoài một thời gian dài từ 10-14 ngày. Các bác sĩ lo ngại và cảnh báo điều này có thể gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ vì nhau thai có chứa máu. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, trẻ có nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn từ nhau thai truyền qua dây rốn. Chỉ một thời gian ngắn sau sinh, dây rốn ngưng đập, nhau thai không lưu thông máu và cơ bản nó chỉ là một mô chết.

Cánh hoa khô và muối được sản phụ sử dụng để giữ cho nhau thai luôn tươi và không có mùi (Ảnh minh họa).

Cánh hoa khô và muối được sản phụ sử dụng để giữ cho nhau thai luôn tươi và không có mùi (Ảnh minh họa).

Bác sĩ sản phụ khoa cũng khuyến cáo, sau khi sản phụ sinh, tốt nhất là nên giữ dây rốn cho đến khi hết đập mới cắt để em bé nhận tối đa lượng máu, sau đó chờ bánh rau bong hoàn toàn. Kiểm tra rau cẩn thận rồi mới cho hủy, thông thường sản phụ không nhận bánh rau mang về nhà. Nếu có mang về cũng rất khó bảo quản, để lâu dễ hỏng.

Vì thế bác sĩ sản khoa khuyên, sản phụ chỉ nên bảo quản một đoạn dây rốn của bé sơ sinh. Bởi các bé sơ sinh rốn chưa rụng ngay, về nhà mấy hôm sau mới rụng, khi đó dây rốn thường khô, mẹ có thể sấy khô bảo quản như một kỉ niệm.

Vợ mới sinh chồng ăn nhau thai: Cứ tưởng bổ dưỡng nhưng cẩn trọng rước bệnh
Dùng nhau thai dưới dạng thuốc hay nấu chín đều không loại bỏ được nguy cơ nhiễm Zika, viêm gan và HIV hoàn toàn.

Tin tức mẹ bầu

Theo Thảo Nguyên (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh con