Từ lâu, khoa học đã chứng minh sự ảnh hưởng của những đồ ăn, thức uống mà mẹ bầu dùng hàng ngày đối với sự phát triển của thai nhi. Thế nhưng, cảm xúc của mẹ bầu suốt thai kì cũng là một yếu tố tác động không nhỏ đến em bé.
Đã từ lâu, khoa học đã chứng minh sự ảnh hưởng của mọi thứ mẹ bầu hấp thụ vào trong cơ thể đối với thai nhi, tuy nhiên, hiếm ai biết rằng, cảm xúc của mẹ bầu cũng tác động rất nhiều đến em bé trong bụng.
Cảm xúc khi mang thai của mẹ có những tác động nhất định đối với thai nhi. (Ảnh minh họa)
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Tâm lý học ở Mỹ, cảm xúc của mẹ bầu có thể gây ảnh hưởng tới bào thai 6 tháng tuổi. Không chỉ thế, trong suốt thai kì, sức khỏe cảm xúc của bạn cũng có thể chi phối đến sự hình thành nền tảng cảm xúc của em bé sau này. Tuy nhiên, mỗi một "loại" cảm xúc mà bạn gặp phải, em bé sẽ chịu những ảnh hưởng riêng.
Mẹ bị căng thẳng tâm lí
Rõ ràng rằng, mang thai luôn là hành trình nặng nề, đặc biệt là với tâm lí mẹ bầu. Những sự thay đổi của cơ thể khiến mẹ bầu không tránh khỏi những thời gian bị "căng như dây đàn". Những căng thẳng này hoàn toàn bình thường và không gây hại cho thai nhi.
Mẹ bầu bị căng thẳng kéo dài sẽ sản sinh ra các hormone căng thẳng, và khiến em bé trong bụng gặp phải những căng thẳng tâm lí tương tự. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nếu căng thẳng kéo dài, kèm theo lo âu mãn tính, tỉ lệ em bé của bạn dễ cáu gắt, buồn bã sẽ cao hơn. Khi bạn bị suy sụp, cơ thể bạn sản xuất ra hormone căng thẳng, những hormone này sẽ "truyền" đến em bé, khiến bé quen với chứng lo âu mãn tính.
Mẹ bị trầm cảm
Theo một nghiên cứu công bố trong ngành y tế, trầm cảm thai kì là hiện tượng phổ biến, tương tự như trầm cảm sau sinh. Nghiên cứu này cũng chỉ ra có khoảng 10% mẹ bầu mắc chứng trầm cảm, và tiên lượng về kết quả không hề tốt.
Các em bé sinh ra từ các mẹ bị trầm cảm lâm sàng có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 1,5 lần người bình thường, cũng như gặp một số biểu hiện cảm xúc thái quá như nóng nảy khi bước vào độ tuổi trưởng thành.
Mẹ bị trầm cảm sẽ khiến em bé dễ mắc trầm cảm cao 1,5 lần so với người bình thường
Đáng lo ngại hơn, trầm cảm cũng gây ra những ảnh hưởng đối với sự phát triển của thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực này chủ yếu xuất phát từ tần suất dày đặc của các cảm xúc tiêu cực của mẹ bầu. Do đó, ngay cả khi mẹ bầu không bị trầm cảm, thai nhi vẫn có thể bị ảnh hưởng nếu mẹ thường xuyên buồn bã, chán nản hay thất vọng khi mang thai.
Mẹ muốn chối bỏ em bé trong bụng
Đối với nhiều người, con cái là những món quà quý giá nhất. Tuy nhiên, thực tế chứng minh, nhiều em bé không hề được chào đón. Nếu bạn đang cố gắng chối bỏ sinh linh nhỏ bé đang lớn dần trong bụng mình, mọi thứ chỉ có thể trở nên tồi tệ hơn. Theo nghiên cứu, những mẹ bầu không có sự gắn kết về tình cảm đối với thai nhi, sẽ sinh ra các em bé với những vấn đề về xúc cảm.
Những mẹ không có sự kết nối tình cảm với em bé sẽ dễ sinh ra các em bé gặp phải những vấn đề về cảm xúc. (Ảnh minh họa)
Mẹ gặp phải những "ngày tồi tệ"
Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những lúc thăng trầm. Làm mẹ hay mang thai cũng vậy, bạn vẫn sẽ có được những "ngày tươi đẹp", cũng như chịu đựng những "ngày đen tối". Vì thế, bạn không cần quá lo lắng, vì những ngày tồi tệ đó không gây quá nhiều ảnh hưởng đối với "thiên thần" của bạn.
Với những thông tin nêu trên, chắc hẳn bạn đã hình dung được sự ảnh hưởng của những cảm xúc tiêu cực của mẹ bầu đối với em bé của mình. Vậy thì, thay vì thường xuyên cau có, cáu gắt hay mệt mỏi, bạn hãy cố gắng thư giãn bản thân mình hợp lý, đặc biệt trong thời gian mang bầu, để không chỉ mẹ vui, mà em bé cũng sẽ luôn khỏe mạnh và tươi tắn.
Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai. Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia. |